Chính sách ưu đãi: Đừng để nhà đầu tư như thực khách “dài cổ” chờ món

Quang cảnh buổi hội thảo
Quang cảnh buổi hội thảo
(PLO) - Phó Tổng Giám đốc Tư vấn thuế, phụ trách dịch vụ thuế doanh nghiệp (DN) và hải quan, Công ty tư vấn thuế Deloitte Việt Nam đã đưa ra hình ảnh ví von về việc ưu đãi đầu tư như việc chúng ta vào nhà hàng xem menu rất đẹp, giá cả hợp lý; nhưng ngồi đợi mãi vẫn chưa có món ăn được mang ra. 

Ưu đãi để thu hút đầu tư có trọng điểm

Tại hội thảo chuyên đề “Ưu đãi đầu tư, Giao dịch liên kết: Thực trạng và Giải pháp” do Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hôm 10/7, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng cho biết, sau 30 năm thu hút FDI, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về số vốn đăng ký, vốn giải ngân. Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thể hiện qua đóng góp xã hội, nộp ngân sách nhà nước, tạo giá trị gia tăng (GTGT). 

Tuy nhiên, việc thu hút FDI còn nhiều hạn chế như chủ yếu gia công, tỷ lệ nội địa hoá thấp, chưa tạo liên kết với DN trong nước... “Từ việc nhìn nhận các điểm còn hạn chế, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng chính sách thu hút FDI mới nhằm thu hút nhiều dự án đầu tư có chọn lọc, có công nghệ cao hơn trong thời gian tới”, ông Thắng nhấn mạnh. 

Ưu đãi đầu tư, tập trung vào các chính sách thuế, các ngành nghề/địa bàn, các thủ tục cấp phép đầu tư thuận lợi là một trong những quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, với sự nỗ lực trong công tác quản lý thuế, quản lý các giao dịch liên kết của Chính phủ Việt Nam, nhiều chính sách mới đã được ban hành và có những tác động tích cực nhất định đến hoạt động đầu tư của nhiều DN tại Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính, cải cách thuế giai đoạn 2011-2020 đã đạt và hướng đến  mục tiêu như: Chính sách thuế không có sự phân biệt, đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa DN trong nước với DN FDI, bình đẳng về nghĩa vụ thuế cho tất cả các nhà đầu tư; tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng và một bước tiến quan trọng chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. 

Đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết, hướng hoàn thiện chính sách thuế để tiếp tục thu hút FDI  như  ban hành chính sách mới; trong đó, có chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, các cam kết mà Việt Nam đã cam kết thực hiện với các tổ chức quốc tế… Đồng thời, cần đảm bảo đúng mục tiêu công bằng và không có sự phân biệt đối xử với các DN có vốn đầu tư trong nước. 

Các quy định về ưu đãi thuế nên tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phức tạp của chính sách thuế ưu đãi, tăng tính minh bạch, đồng bộ các hệ thống văn bản pháp luật hiện nay với chính sách thuế, tránh tình trạng quy định ưu đãi thuế được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như hiện hành (Khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, giáo dục, xã hội hóa…).

Quan trọng vẫn là triển khai thực hiện

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc tư vấn thuế, phụ trách dịch vụ thuế DN và hải quan Deloitte Việt Nam cho rằng, trong tiến trình hội nhập quốc tế, việc thay đổi chính sách thuế và hệ thống các ưu đãi đầu tư là một trong các điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài tốt nhất.

“Chính phủ Việt Nam vẫn đang tiếp tục thay đổi nhiều thể chế, chính sách theo hướng tích cực và minh bạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia trong khu vực…”, ông Tuấn nhận định.

Tuy nhiên, đại diện Deloitte Việt Nam cho rằng các chính sách ưu đãi thuế đang nghiêng theo hướng ưu đãi địa bàn hơn là theo lĩnh vực, áp dụng theo lĩnh vực còn nhiều khó khăn về thủ tục, các ngành dịch vụ có GTGT cao chưa có cơ chế ưu đãi hợp lý.

Bên cạnh đó, các mức chính sách ưu đãi thuế còn khá cứng nhắc, nhiều trường hợp các nhà đầu tư không tận dụng được ưu đãi thuế nên giảm sức hút đầu tư.

Tuy nhiên, điều khiến các nhà đầu tư mệt mỏi hơn cả vẫn là triển khai thực hiện. “Trên thực tế, thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư kéo dài hơn rất nhiều so với quy định, đặc biệt tại khâu xin giấy phép (thời gian có thể kéo dài đến 2 - 3 tháng). Hiện chưa có sự đồng nhất, phối hợp giữa các cơ quan, dẫn đến chồng chéo trong thủ tục…”, ông Tuấn nói.

Theo đại diện Deloitte Việt Nam, điều này giống như việc chúng ta vào nhà hàng xem menu rất đẹp, giá cả hợp lý; nhưng ngồi đợi mãi vẫn chưa có món ăn được mang ra. Nếu cố đợi thì khi món ăn được mang ra, dù ngon mấy, cũng không còn sự háo hức nữa.

Theo đề xuât của Deloitte Việt Nam, bên cạnh việc hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư, cần tiếp tục lộ trình đơn giản hóa thủ tục đầu tư như: Thực hiện cơ chế một cửa quốc gia ASEAN, hỗ trợ đơn giản hóa thủ tục đầu tư với các ngành nghề có điều kiện, xây dựng các kênh thông tin tiếp cận nhà đầu tư… 

Theo ông Wim Douw, chuyên gia cao cấp về chính sách đầu tư, nhóm Ngân hàng Thế giới, ưu đãi đầu tư là một công cụ chính sách khá hạn chế và chỉ có thể hiệu quả trong những điều kiện rất cụ thể. Không thể đạt được mục tiêu phát triển thông qua các chính sách ưu đãi và dù có đạt được thì các chính sách và môi trường đầu tư nói chung đều phải thuận lợi.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, mục tiêu của nhiều loại chính sách ưu đãi của Việt Nam vừa dàn trải, vừa có tính chất khá đa dạng. Một số chính sách ưu đãi còn chưa rõ ràng và chồng chéo giữa xúc tiến đầu tư FDI, tăng trưởng sâu và toàn diện, nâng cao công nghệ, tạo việc làm và các mục tiêu xã hội khác.

“Hiện nay, Việt Nam còn phụ thuộc khá nặng vào biện pháp miễn thuế có thời hạn cũng như thuế suất ưu đãi. Một giai đoạn miễn thuế có thời hạn ngắn, cố định có thể không mang lại lợi ích. Cơ chế chính sách hiện tại chỉ có thể phù hợp với thu hút FDI thế hệ một”, ông Wim Douw nói.

Theo ông Wim Douw, Việt Nam cần có đánh giá kỹ hơn và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chiến lược thu hút FDI thế hệ hai. “Điểm mấu chốt không phải là đưa ra thêm các chính sách ưu đãi ngoài cơ chế hiện hành mà thay vào đó cần có định hướng tốt hơn và cải thiện các chính sách ưu đãi của Việt Nam để tăng cường hiệu quả hay “tương quan giữa giá trị và chi phí” của những chính sách đó”, ông Wim Douw khuyến nghị.

Cụ thể, Việt Nam nên cân nhắc chuyển dịch trọng tâm sang các công cụ chính sách “dựa trên hiệu quả”, đặc biệt là các công cụ khấu trừ thuế, trợ cấp thuế đầu tư hoặc khấu hao nhanh có liên hệ trực tiếp với mức đầu tư mà công ty thực hiện. Cân nhắc cải thiện danh mục các ngành được hưởng ưu đãi nhằm xác định hiệu quả hơn những nhà đầu tư có phản hồi tốt nhất với các chính sách ưu đãi.

Ông Wim Douw  cho rằng, quản lý các loại hình ưu đãi này tuy phức tạp hơn, nhưng sẽ hiệu quả cao hơn và ít gây ra những méo mó trong xúc tiến đầu tư từ khối kinh tế tư nhân. 

Đọc thêm

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Ba kịch bản tăng trưởng điện trong năm 2025

Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống năm 2025. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Cuộc họp về Kế hoạch cung cấp điện năm 2025 đã thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện năng, trong đó ở kịch bản cực đoan, tăng trưởng điện phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.