Chính sách tự chủ đại học cần đi đúng hướng

Ngoài một số trường có mức học phí thấp như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì hiện nay học phí ĐH đang tăng rất cao - Nguồn Internet
Ngoài một số trường có mức học phí thấp như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì hiện nay học phí ĐH đang tăng rất cao - Nguồn Internet
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Sau 5 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, một số cơ sở giáo dục đại học trong cả nước bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định trong thực hiện quyền tự chủ, được xã hội công nhận, góp phần đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập vào giáo dục đại học trên thế giới.

Tuy nhiên, việc học phí đại học đang tăng lên rất cao đã khiến một số đại biểu Quốc hội phải bày tỏ sự lo ngại tại nghị trường.

Không đặt nặng tự chủ tài chính với các trường đại học công lập địa phương

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5 đang diễn ra, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn Hà Tĩnh) nhận định, tự chủ giáo dục đại học (ĐH) một mặt giúp các trường ĐH chủ động hơn trong việc quyết định một số vấn đề về chuyên môn, tài chính, nhân sự, nhưng mặt khác lại là thách thức trong vấn đề huy động các nguồn lực tài chính. Qua thực tế khảo sát tại một số trường ĐH cho thấy cũng chính từ cơ chế tự chủ đã làm cho cạnh tranh giữa các trường ĐH ngày càng gay gắt hơn. Bên cạnh đó, do vẫn có sự chưa thống nhất giữa Luật Giáo dục ĐH và một số luật chuyên ngành khác trong việc điều chỉnh các hoạt động giáo dục ĐH làm cho các công cụ chính sách để thực hiện các nội dung tự chủ còn nhiều hạn chế, nhiều trường ĐH gặp khó trong hoạt động tự chủ của mình.

Về tài chính, có nhiều rào cản do sự thiếu đồng bộ trong các quy định của Luật Giáo dục ĐH và một số luật chuyên ngành khác như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Cùng với sự ra đời của Nghị định số 60, Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện cắt giảm ngân sách theo lộ trình mỗi thời kỳ ổn định 5 năm làm cho việc chi tiêu tại các cơ sở giáo dục ĐH ngày càng bị thắt chặt hơn, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hoạt động nghiên cứu…

Vì vậy, ĐB Thơ cho rằng cần có sự tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện tự chủ ĐH sau 5 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Trong đó, đáng chú ý, ĐB Thơ đề xuất, đối với các trường ĐH công lập địa phương, cần phân định rõ các chức năng cơ bản, nhiệm vụ cụ thể và sứ mệnh cốt lõi theo chiến lược phát triển địa phương; đào tạo theo địa chỉ của các bên có nhu cầu; không đặt nặng vấn đề tự chủ tài chính đối với các trường ĐH này; các trường ĐH địa phương cần đánh giá lại thực trạng và hiệu quả đào tạo trong thời gian qua.

Học phí ĐH đang tăng lên rất cao

Tuy nhiên, ĐBQH Đỗ Chí Nghĩa (Đoàn Phú Yên) cho rằng, bên cạnh các quy định bó buộc làm các trường ĐH không tự chủ được thì lại có những quy định, những đường mòn, lối mở để cho các trường ĐH vận dụng và nhiều khi rất thoáng theo chính sách. Chúng ta chứng kiến việc học phí ĐH đang tăng lên rất cao bởi theo Nghị định 81, các trường sẽ được tự quyết mức học phí nếu như kiểm định chương trình đào tạo, dẫn đến một làn sóng các trường đua nhau thực hiện kiểm định để tăng học phí và thực tế có những trường, ngành học bình thường không mở nhưng lại mở ngành chất lượng cao của chính ngành học ấy.

ĐB Nghĩa ví von so sánh, nếu dự án BOT mà chúng ta thấy là đường cũ vẫn phải để dân đi và nếu người nào có tiền sẽ đi đường mới với đầu tư mới, thì trong lĩnh vực giáo dục ĐH, nhiều trường đã có những ngành học tăng học phí từ khoảng 20, 30 triệu lên 60 triệu. “Chất lượng cao là điểm đầu vào thấp hơn cả chất lượng bình thường và chỉ tăng thêm một số môn học tiếng Anh”, ĐB Nghĩa chỉ rõ.

Giải trình thêm về vấn đề tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có lĩnh vực giáo dục, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Nghị định 60 quy định có 4 loại: loại thứ nhất là tự chủ hoàn toàn, tức là tự chủ cả chi thường xuyên, cả chi đầu tư; loại thứ hai là tự chủ về chi thường xuyên; loại thứ ba là tự chủ một phần chi thường xuyên và loại thứ tư là ngân sách Nhà nước đảm bảo. Ngoài ra, Nghị quyết 29/2017 của Ban Chấp hành Trung ương đã quy định trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2025 phải phấn đấu đảm bảo 20% đơn vị tự chủ được tài chính và ngân sách sẽ giảm được 10% về vấn đề hỗ trợ cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Qua 3 năm thực hiện, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, do COVID-19 nên nguồn thu đơn vị sự nghiệp khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục... nên các đơn vị thuộc ngành y tế và giáo dục đã phản ánh những vấn đề bất hợp lý trong Nghị định 60. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, sẽ nghiên cứu sửa đổi Nghị định một cách sát hợp hơn, góp phần đảm bảo cho đất nước phát triển một cách bền vững.

Đọc thêm

Nhà đầu tư của Tân Hoàng Minh sẽ được hoàn trả hơn 8.000 tỷ đồng

Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế (C03, Bộ Công an) trả lời tại họp báo.
(PLVN) -Đây là thông tin được Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế (C03, Bộ Công an) cho biết tại buổi họp báo công tác quý III, nhiệm vụ công tác quý IV năm 2023 do Trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công an chủ trì vào ngày 2/10/2023.

TAND tỉnh Lâm Đồng có tân Phó Chánh án

Ông Nguyễn Trí Tuệ - Phó Chánh án Thường trực TANDTC (bên phải) trao quyết định bổ nhiệm đối với ông Trịnh Văn Hùng.
(PLVN) - Ông Trịnh Văn Hùng (SN 1972), Thẩm phán trung cấp, Chánh án TAND huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng kể từ ngày 1/10/2023.

Long An: Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật” năm 2023

Long An: Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật” năm 2023
(PLVN) -  Hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (9/11) và thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Long An phát động tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật”. Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Long An.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp vinh dự nhận “Giải thưởng cống hiến” của Công đoàn Viên chức Việt Nam

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp vinh dự nhận “Giải thưởng cống hiến” của Công đoàn Viên chức Việt Nam
(PLVN) -Trong 02 ngày, 30/9 và 01/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự Đại hội có 300 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Trao tặng 100 xe lăn, 5 nhà tình nghĩa, 50 xe đạp cho người khuyết tật, gia đình chính sách và học sinh nghèo tại Thanh Hóa

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng đoàn công tác thăm hỏi và trao tặng xe lăn cho người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa.
(PLVN) - Nhằm chia sẻ khó khăn với người khuyết tật, học sinh nghèo đang gặp khó khăn trong việc đi lại và tạo điều kiện để họ vươn lên trong cuộc sống và góp phần tri ân các gia đình chính sách, ngày 1/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cùng đoàn công tác Bộ Tư pháp và các nhà tài trợ đã trao tặng 100 xe lăn cho người khuyết tật, 5 nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách và 50 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó cùng nhiều phần quà ý nghĩa cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 

Đổi mới phương pháp hỗ trợ người bị thiệt hại

Đổi mới phương pháp hỗ trợ người bị thiệt hại
(PLVN) - Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay Cục đang nghiên cứu, xây dựng Đề án về nâng cao năng lực, đổi mới hình thức, phương pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Vụ Con nuôi: Lấy quyền trẻ em làm trung tâm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Vụ Con nuôi: Lấy quyền trẻ em làm trung tâm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
(PLVN) - Ngày 28/9, Vụ Con nuôi (Bộ Tư pháp) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là phần thưởng cao quý, thể hiện sự ghi nhận và quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với những công lao, đóng góp cho công tác nuôi con nuôi của Vụ trong suốt 20 năm qua.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 28/9, Đoàn Kiểm tra số 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về tình hình, kết quả công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng tiêu cực thành pháp luật của nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.