Chính sách tín dụng là 'đòn bẩy' cho hộ nghèo ở Kiên Giang phát triển

Điểm giao dịch xã của NHCSXH tại huyện Hòn Đất.
Điểm giao dịch xã của NHCSXH tại huyện Hòn Đất.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang (NHCSXH Kiên Giang) không ngừng phối hợp chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần hỗ trợ người dân thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế.

Nhiều hộ thoát nghèo nhờ được vay vốn

Trở lại Kiên Giang, một tỉnh có diện tích lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi cảm nhận trước sự đổi thay nhanh chóng, toàn diện của mảnh đất tận cùng phía Tây Nam Tổ Quốc. Có được thành quả đó, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng của toàn thể nhân dân, còn có sự tận tâm, hợp lực của các thế hệ người làm tín dụng chính sách đã và đang bền bỉ chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp làng xã, phố phường, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn được vay vốn thuận lợi để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống.

Tại ấp 6, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao - nơi sinh sống của 360 hộ gia đình, trong đó có 78% người dân tộc Khme sinh sống. Nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH, nhiều người dân đã thoát nghèo bền vững, ổn định kinh tế, đơn cử như gia đình chị Danh Thị Bích Ngọc.

Trước kia, gia đình chỉ thuộc hộ nghèo của ấp, phải sống trong căn chòi lá. Nhờ chi hội phụ nữ ấp 6 cho vay ưu đãi 50 triệu đồng để xây chuồng nuôi heo nái và khôi phục nghề truyền thống đan lát, nên đến nay gia đình chị đã có cuộc sống đủ đầy, trả hết nợ vay ngân hàng chính sách xã hội.

Tương tự, gia đình chị Huỳnh Thị Lan Chi, ngụ tại ấp Đường Gô Lô, xã Long Thạnh là hộ đầu tiên trong huyện Giồng Riềng đã sử dụng vốn chính sách dành cho người chấp hành xong án phạt tù để mở cửa hàng bán tạp hóa, thức ăn gia súc, nay đã dần ổn định cuộc sống.

Chị Chi xúc động tâm sự: “Nhờ chính sách mới của Thủ tướng Chính phủ về việc cho người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn ưu đãi thuận lợi để sản xuất kinh doanh. Hiện giờ cuộc sống đã trở lại với tôi, tôi không còn mặc cảm và hành xử sai trái như khi lầm đường lạc lối nữa”.

Từ những câu chuyện vay vốn, sử dụng vốn tín dụng chính sách trên miền biên ải đến trong vùng xa xôi, hẻo lánh ở Giang Thành, Gò Quao hay Giồng Riềng, Hòn Đất, nhìn rộng ra cả tỉnh Kiên Giang, nguồn vốn chính sách đã phủ kín miền quê cực tây nam Tổ quốc.

Tiếp tục làm trợ lực cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

Giám đốc NHCSXH Kiên Giang, ông Đoàn Công Thiệt cho biết: Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện 21 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ 5.873 tỷ đồng, tăng 1.089 tỷ đồng so với đầu năm 2023. Dòng chảy vốn chính sách đã về đến hầu hết xã, phường, thị trấn của 15 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó được ưu tiên đầu tư tập trung vào vùng sâu, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số, đồi núi.

Giám đốc NHCSXH Kiên Giang, ông Đoàn Công Thiệt phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác năm 2024

Giám đốc NHCSXH Kiên Giang, ông Đoàn Công Thiệt phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác năm 2024

Trong 21 năm qua, nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ đắc lực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách thoát nghèo. Cụ thể, nguồn vốn này đã giúp trên 46 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để chủ động phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho hơn 11 nghìn lao động, giúp cho gần 2.000 gia đình học sinh, sinh viên vay vốn trang trải chi phí học tập của con em, 407 căn nhà được xây dựng, cải tạo từ đồng vốn chính sách; 17 khách hàng là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách theo Quyết định số 22/2023 của Thủ tướng Chính phủ…

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo. Tính đến năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh Kiên Giang giảm xuống còn 1,69%. Mục tiêu đến năm 2025 Kiên Giang phấn đấu mỗi năm giảm 0,2% hộ nghèo. Riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo hàng năm từ 1-1,5% và giảm 60% số xã đặc biệt khó khăn.

Điểm nổi bật trong suốt những năm qua, hệ thống NHCSXH Kiên Giang đã tập trung huy động được nguồn vốn lớn, tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2023 đạt 5.885 tỷ đồng, tăng 1.092 tỷ đồng so với năm 2022. Toàn bộ nguồn vốn do huy động, tạo lập được, kể cả nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương là 421 tỷ đồng, tăng 29,8%.

Công cuộc phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội ở Kiên Giang đã thu được những kết quả to lớn. Nguồn vốn tín dụng đã góp phần quan trọng trong thực hiện công cuộc hỗ trợ người dân thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế trong suốt nhiều năm qua. Thời gian tới cùng các cấp, các ngành, NHCSXH Kiên Giang tiếp tục đồng hành với quê hương, tạo đà để mảnh đất tận cùng phía Tây Nam tổ quốc chuyển mình mạnh mẽ, phát triển kinh tế nhanh chóng, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

Đọc thêm

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân
(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật
(PLVN) - HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí biểu quyết thông qua 25 Nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó, có 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương...

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.