Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Chính sách phát triển kinh tế tư nhân: Cơ chế hậu kiểm phải đủ mạnh và minh bạch

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nhất trí với chủ trương chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm trong nguyên tắc quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, Đại biểu Quốc hội cho rằng nếu không có cơ chế hậu kiểm đủ mạnh, minh bạch và hiệu quả thì chính sách này rất dễ trở thành kẽ hở để các “công ty ma” lợi dụng.

Chặn nguy cơ lợi dụng chính sách

Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) đánh giá cao cách tiếp cận cởi mở, thực tiễn của dự thảo Nghị quyết; đặt trọng tâm vào việc tháo gỡ rào cản và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Góp ý về một số nội dung cụ thể, về nguyên tắc quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, Đại biểu nhất trí với chủ trương chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đặc biệt trong quản lý điều kiện kinh doanh. Đây là hướng đi phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo và mở rộng sản xuất.

Tuy nhiên, Đại biểu cảnh báo, nếu không có cơ chế hậu kiểm đủ mạnh, minh bạch và hiệu quả thì chính sách này rất dễ trở thành kẽ hở để các “công ty ma” lợi dụng.

Theo Đại biểu, thực tế cho thấy, đã có nhiều đối tượng đã lợi dụng chính sách thông thoáng để lập ra hàng trăm công ty không hoạt động thực tế, mua bán hóa đơn, trốn thuế, rửa tiền, gây thất thu ngân sách và làm méo mó môi trường cạnh tranh.

Đáng chú ý, có vụ việc cơ quan chức năng đã phát hiện tới hơn 600 doanh nghiệp “ma” xuất trên 1 triệu hóa đơn khống, với giá trị giao dịch lên tới gần 64.000 tỷ đồng.

Do đó, Đại biểu đề nghị, để triển khai hiệu quả Nghị quyết, Chính phủ cần quy định bổ sung rõ các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống hậu kiểm, đó là “liên thông dữ liệu giữa các cơ quan thuế, hải quan, ngân hàng; kiểm tra thực địa; ứng dụng công nghệ số trong giám sát; và chế tài đủ sức răn đe”.

Bên cạnh đó, cần quy định rõ các ngành, lĩnh vực buộc phải tiền kiểm, trên cơ sở rủi ro và kinh nghiệm quốc tế, để tránh áp dụng tràn lan hoặc lỏng lẻo.

Rà soát các chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai

Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hoá) đánh giá, dự thảo Nghị quyết đã đề ra nhiều nội dung mang tính đột phá, để tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ kinh tế tư nhân. Trong đó, có các chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai, tài chính, tín dụng, hỗ trợ về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Tuy nhiên, Đại biểu đề nghị rà soát lại quy định liên quan đến bố trí đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Cụ thể, quy định “…phải dành một phần diện tích đất đã đầu tư hạ tầng để cho doanh nghiệp công nghệ cao thuộc khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê, thuê lại” để đảm bảo chặt chẽ hơn.

Thực tế cho thấy, dù một số địa phương đã có cơ chế thu hút đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp nhưng việc thu hút nhà đầu tư thứ cấp ở một số Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, thu hút chậm.

Theo Đại biểu, việc quy định phải dành riêng một phần diện tích đất đã đầu tư hạ tầng để cho doanh nghiệp công nghệ cao thuộc khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê, thuê lại, là sẽ gặp khó khăn.

Vẫn theo Đại biểu, quy định một phần diện tích là bao nhiêu cũng là rất khó khăn để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

“Nếu để lại một phần diện tích mà không có doanh nghiệp thuê lại, để lãng phí đất sau đầu tư hạ tầng thì ai chịu trách nhiệm cho vấn đề này, hay lại đẩy doanh nghiệp vào khó khăn”. Như thế sẽ khó khăn cho việc thu hút các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp”, Đại biểu đặt vấn đề.

Vì vậy, Đại biểu đề nghị nên quy định, tại một số tỉnh, TP có quy hoạch các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng để đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp, Cụm công nghiệp, ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ cao thuộc khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê đất.

Đọc thêm

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Ngọc và đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng một số cơ quan, đơn vị.

Tập trung cao độ, huy động tối đa nguồn lực hoàn thành các mốc tiến độ cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đi kiểm tra thực địa tại các hạng mục chính của dự án.
(PLVN) -Ngày 26/5, tại cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đã làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm kiểm tra tiến độ triển khai, hướng tới mục tiêu hoàn thành thi công vào 15/7/2025 và hướng đến khai thác chính thức từ 1/1/2026.

Cục Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Tư pháp Cao Xuân Thủy tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Đảng bộ Cục Kế hoạch – Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030.
(PLVN) - Chiều 20/6, tại trụ sở Bộ Tư pháp, với phương châm Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Cục Kế hoạch – Tài chính đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Thái – Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp.

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp
(PLVN) -Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu trong lĩnh vực tư pháp.

Hải trình tác nghiệp thiêng liêng của nhà báo ở Trường Sa

Các nhà báo trong Đoàn công tác số 10 thăm Trường Sa tháng 4/2025
(PLVN) -Đoàn nhà báo chúng tôi có dịp đến với Trường Sa vào những ngày tháng Tư lịch sử, khi đất nước tưng bừng trong niềm vui thống nhất, khi đảo Trường Sa lớn đang hân hoan kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng. Với chúng tôi, đặt chân đến Trường Sa – quần đảo thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió – chuyến đi ấy không chỉ là một hải trình đặc biệt, mà là một lần “chạm vào Tổ quốc” bằng cả trái tim.