Chính sách pháp luật - “Bệ đỡ” chắp cánh ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Mường Nhé

Giờ vui chơi của các em học sinh tại một trường học ở huyện Mường Nhé.
Giờ vui chơi của các em học sinh tại một trường học ở huyện Mường Nhé.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Với những học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa ở huyện biên giới Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có rất nhiều khó khăn, thách thức trong hành trình đến trường. Song, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ, cùng với sự sát cánh của cấp uỷ, chính quyền địa phương đã giúp các em vững tin trên con đường học tập.

Mường Nhé là huyện miền núi nằm trên ngã ba biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào, nằm ở cực bắc của tỉnh Điện Biên và đồng thời cũng là huyện cực tây của đất nước. Toàn huyện có 11 xã, với 11 dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Hà Nhì, Kháng, Dao, Lào, Si La, Hoa, Cống, Kinh cùng đoàn kết sinh sống. Trong đó, người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số, đời sống còn nhiều khó khăn.

Một lớp học của các em học sinh dân tộc thiểu số ở huyện Mường Nhé.

Một lớp học của các em học sinh dân tộc thiểu số ở huyện Mường Nhé.

Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với sự vào cuộc tích cực của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự nỗ lực cố gắng vươn lên của chính mỗi người dân, đời sống của nhân dân các dân tộc ở huyện Mường Nhé đã có bước phát triển mạnh mẽ, từng bước được nâng lên rõ rệt.

Một trong những chính sách đó phải kể đến là chính sách dành cho học sinh con em người đồng bào dân tộc thiểu số. Đây được coi như “bệ đỡ” chắp cánh ước mơ cho các em học sinh trên con đường đến trường học tập. Chia sẻ được chia sẻ những khó khăn, giúp các em trong việc tiếp cận cơ hội học tập, rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo giữa miền núi với miền xuôi và dân tộc đa số...

Niềm vui của các em học sinh ở huyện Mường Nhé khi được đến lớp học.

Niềm vui của các em học sinh ở huyện Mường Nhé khi được đến lớp học.

Chia sẻ về điều này, ông Phạm Thiết Chuỳ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mường Nhé cho biết: Những chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho học sinh người dân tộc thiểu số trong suốt những năm qua như một “bệ đỡ” vững chắc, đồng hành cùng các em trên con đường đến trường học tập. Đặc biệt là đối với các em học sinh ở huyện miền núi, biên giới khó khăn như huyện Mường Nhé.

Năm học 2023 – 2024, toàn huyện huyện có 35 đơn vị trường học, với hơn 16.000 học sinh, trong đó học sinh người dân tộc thiểu số chiếm 94,63%. Đây là con số khá lớn trong điều kiện ở một huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới còn nhiều khó khăn về mọi mặt. Thế nhưng từ những chính sách đặc thù, đã tạo điểm tựa giúp các em yên tâm học tập.

Một buổi ngoại khoá của các em học sinh tham gia học tập và tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông.

Một buổi ngoại khoá của các em học sinh tham gia học tập và tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông.

Ông Chuỳ chia sẻ: Để các em học sinh dân tộc thiểu số được thụ hưởng các chính sách đặc thù, UBND huyện Mường Nhé đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT triển khai đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh ở các xã, bản các khoản được hỗ trợ. Đặc biệt là chế độ bán trú, nội trú, hỗ trợ chi phí học tập… do học sinh nội trú đều là con em dân tộc thiểu số, nên việc duy trì nơi ở, ăn uống, sinh hoạt tại trường học cho các cháu học sinh là việc có ý nghĩa quan trọng để chia sẻ những khó khăn cùng gia đình mỗi học sinh.

Để làm tốt nhiệm vụ này, hàng năm Phòng GD&ĐT huyện tổ chức xét duyệt, thẩm định danh sách các học sinh người dân tộc thiểu số được hưởng các chính sách hỗ trợ trình UBND huyện phê duyệt như: Chế độ học sinh bán trú cho con em ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.

Ngoài ra, còn có chế độ hỗ trợ chi phí học tập và cấp bù học phí cho học sinh theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ; chế độ hỗ trợ học sinh dân tộc rất ít người theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP về ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ít người…

Nhiều hoạt động vui chơi đã khích lệ tinh thần học tập cho các em học sinh dân tộc thiểu số.

Nhiều hoạt động vui chơi đã khích lệ tinh thần học tập cho các em học sinh dân tộc thiểu số.

“Ngoài thực hiện tốt các chính sách trên, công tác xã hội hóa giáo dục cũng luôn được ngành giáo dục huyện quan tâm đẩy mạnh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và cộng đồng xã hội tham gia, góp phần làm cho chất lượng giáo dục của huyện ngày càng được nâng lên, đảm bảo các điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến lớp...”, ông Chuỳ chia sẻ.

Có thể nói, việc thực hiện các chính sách giáo dục đã tạo ra nguồn hỗ trợ thiết thực, động viên cho các em học sinh ở các xã, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vượt qua hoàn cảnh để đến lớp học, giảm bớt tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các nhà trường.

Đọc thêm

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.