Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Loại quả đẹp nhưng không ăn được!

Yếu tố quan trọng nhất đối với DN đầu tư vào nông nghiệp là đất đai nhưng đến nay vẫn chưa có tỉnh, thành phố nào ban hành cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai. Ảnh minh họa
Yếu tố quan trọng nhất đối với DN đầu tư vào nông nghiệp là đất đai nhưng đến nay vẫn chưa có tỉnh, thành phố nào ban hành cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai. Ảnh minh họa
(PLVN) - Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực được khuyến khích đầu tư, thế nhưng không ít doanh nghiệp (DN) nản lòng khi đưa ra nhận định: Đây chỉ là một loại quả đẹp mà không ăn được…

Còn nhiều khó khăn

Ấp ủ dự án làm nông nghiệp sạch, tuy nhiên khi triển khai một DN khởi nghiệp đã phải bỏ ra cả một năm trời để đi khảo sát rất nhiều địa phương. Khó khăn lớn nhất vẫn là đất đai. Dường như DN vẫn phải đi thương lượng “tay bo” với nông dân và nhiều khi “tưởng như được rồi” cuối cùng vẫn trắng tay.

Không chỉ khó khăn về đất đai, một DN chăn nuôi cho hay, từ khâu xin giấy phép xây dựng trang trại cho đến lúc được chấp thuận phải mất đến hàng tháng trời. Sau khi có được giấy phép xây dựng, lại mất thêm thời gian chờ làm thủ tục về đất đai, chi phí đi lại, mất rất nhiều thời gian, tiền bạc…

Về quê huy động đất đai của họ hàng, người thân nhưng không ít DN cũng chỉ dám “vừa làm vừa tính” bởi không thể có nguồn vốn đủ lớn để đầu tư. “Ngân hàng có cho vay cũng rất dè dặt bởi DN mới triển khai, chưa chứng minh được hiệu quả kinh tế…”- một DN chia sẻ.

May mắn hơn, giám đốc một công ty cổ phần chuyên kinh doanh mảng rau, củ, quả có trụ sở ở Hải Dương cho biết, đến nay sản phẩm của công ty đã xuất khẩu nhưng đó là cả một quá trình DN phải tự mày mò. “Khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này, chúng tôi phải tự nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm. Trong các khâu sản xuất, tiêu thụ, DN đều phải tự liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm, hầu như các chính sách hỗ trợ cho DN đầu tư vào nông nghiệp chưa nhiều” – Giám đốc DN này chia sẻ.

Chính sách nhiều, triển khai chưa được bao nhiêu

Tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Thành Thống cho biết, Nghị định 57/2018/NĐ-CP có nhiều quy định đặc thù nhằm thu hút tối đa DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Chẳng hạn, DN thực hiện dự án trên cơ sở định mức hỗ trợ của Nhà nước và được hỗ trợ sau đầu tư. “Đây là cách làm đã được khẳng định tính hợp lý, hiệu quả trong quá trình thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP trước đây…”- Thứ trưởng bình luận.

Nghị định này cũng giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính (Cắt giảm được 03 thủ tục về xây dựng là cấp phép xây dựng, quy hoạch và thẩm định thiết kế cơ sở; giảm 01 thủ tục về quyết định chủ trương đầu tư; 01 thủ tục về thẩm tra công nghệ. Các thủ tục còn lại được lồng ghép, vừa thi công vừa hoàn thiện...). 

Đặc biệt, Nghị định này còn giúp hỗ trợ tập trung đất đai (Hỗ trợ DN có dự án nông nghiệp nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân; Miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất cho các dự án nông nghiệp phù hợp với Luật Đất đai 2013); Hỗ trợ về tín dụng đầu tư; Hỗ trợ về vốn (Quy định mức vốn nhà nước hàng năm bố trí thực hiện Nghị định 57/2018/NĐ-CP ở mức tối thiểu 5% vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn…).

Tuy nhiên, đại diện Bộ KH&ĐT thừa nhận, việc thực thi Nghị định 57/2018/NĐ-CP đến nay còn rất nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả của chính sách. “Điều đáng nói, trong khi các văn bản hướng dẫn ở cấp Trung ương cơ bản đã đầy đủ thì ở cấp địa phương, việc ban hành các văn bản này đang rất chậm so với yêu cầu của Chính phủ…”- ông Thống lưu ý.

Theo Thứ trưởng Võ Thành Thống, ngoài việc tuyên truyền thực hiện Nghị định, cấp tỉnh phải ban hành 5 chính sách, hướng dẫn theo đặc thù của địa phương mình. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 1 năm Nghị định có hiệu lực, chỉ có 20/63 tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách đặc thù của địa phương về hỗ trợ DN; Đặc biệt, chưa có tỉnh, thành phố  nào ban hành cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai (không tính các cơ chế thí điểm cũ); Chỉ có 03/63 tỉnh, thành phố ban hành quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích đầu tư; 05/63 tỉnh, thành phố ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh; 04/63 tỉnh, thành phố ban hành định mức hỗ trợ chi tiết. Ngoài ra, việc thiếu nguồn vốn để hiện thực hiện cũng làm giảm hiệu quả của chính sách. 

“Đây cũng là bất cập chung như các đại biểu Quốc hội đã ví những chính sách này là một loại quả đẹp mà không ăn được. Do đó, mỗi cấp chính quyền phải thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao để chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sớm đi vào cuộc sống…”- Thứ trưởng Võ Thành Thống nhấn mạnh. 

Tại Nghị quyết  53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn, bền vững xác định mục tiêu đến năm 2030 có 80.000 -100.000 DN có hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả, trong đó khoảng 3.000 đến 4.000 DN có quy mô lớn và 6.000 đến 8.000 DN quy mô vừa. Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, năm 2018, cả nước có khoảng 49.600 DN đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số DN đang hoạt động trên cả nước.

Đọc thêm

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.