Chính sách “hai năm nghỉ phép được Nhà nước trả tiền” tại Pháp

Một người đàn ông chờ nhận trợ cấp thất nghiệp tại Pháp
Một người đàn ông chờ nhận trợ cấp thất nghiệp tại Pháp
(PLVN) - Theo một thống kê mới đây, tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất, chỉ có 6,6% số người ở độ tuổi lao động, ít hơn cả trước khi châu Âu lâm vào khủng hoảng kinh tế hồi năm 2008. Trong khi đó, tỉ lệ nợ công trung bình của các nước thành viên cũng giảm xuống còn dưới 1% PIB.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu đã xếp Pháp vào danh sách “học sinh cá biệt” vì cả tỉ lệ thất nghiệp và nợ công đều quá cao. Theo số liệu của Viện Thống kê Quốc gia Pháp công bố ngày 14/02/2019, tỉ lệ thất nghiệp của Pháp vào quý 4 năm 2018 là 8,8%. Tổng cộng, có khoảng 2,5 triệu người Pháp trong cảnh thất nghiệp. Trong bối cảnh đó, nhiều người liên hệ hai điểm yếu của Pháp và đặt câu hỏi liệu có phải “Nước Pháp quá hào phóng với người thất nghiệp?”.  

Thời gian trợ cấp

Tuy nhiên nhà xã hội học Claire Vives, nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về việc làm và lao động, quả quyết : “Chúng ta không thể nói là Pháp quá hào phóng với người thất nghiệp. Hiện giờ chỉ có chưa đến một nửa số người thất nghiệp được hưởng trợ cấp. Số tiền trợ cấp trung bình là 950 euro/tháng, điều có cũng có nghĩa là 50% số người thất nghiệp được nhận dưới 950 euro tháng”. 

Trên thực tế, không phải cứ thất nghiệp là được hưởng trợ cấp. Nguyên tắc cơ bản tại Pháp là “làm việc một ngày thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp một ngày”, với điều kiện đã làm việc ít nhất bốn tháng trước khi phải nghỉ việc. Nếu một người làm việc bốn tháng thì được quyền hưởng bốn tháng trợ cấp thất nghiệp. Nếu làm việc một năm được hưởng một năm trợ cấp. 

Xét về tiêu chí này, có nhận định Pháp “nhẹ tay” hơn nhiều nước láng giềng châu Âu, chẳng hạn tại Đức, phải làm việc ít nhất hai năm mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa một năm. Thế nhưng, do có nhiều tiêu chí khác nữa để xét duyệt trợ cấp thất nghiệp, chẳng hạn liên quan đến lý do tự ý nghỉ việc hay bị sa thải, sức khỏe, … nên theo thống kê, hiện chỉ khoảng 50% số người thất nghiệp tại Pháp được nhận trợ cấp. 

Về mặt lý thuyết, thời gian hưởng trợ cấp tối đa là hai năm với người dưới 53 tuổi, 2,5 năm cho người 53-55 tuổi và không quá 3 năm nếu trên 55 tuổi. Thời gian trợ cấp thấp nghiệp của Pháp như vậy là khá dài. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Castaner gọi hai năm người thất nghiệp được hưởng trợ cấp là “hai năm nghỉ phép được Nhà nước trả tiền”. 

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Pôle Emploi, cơ quan đặc trách của Pháp về tìm việc làm và cấp trợ cấp thất nghiệp, người thất nghiệp hồi năm 2015 mất 14 tháng để tìm thấy việc làm mới, tức là tính trung bình họ chỉ nhận trợ cấp thất nghiệp 14 tháng. Con số này hồi cuối năm 2013 là 10 tháng. 

Còn về bản chất tiền trợ cấp thất nghiệp, nhà xã hội học Claire Vives nhấn mạnh: “Không phải quý vị được hưởng trợ cấp mà là quý vị được bồi thường vì đã có các khoản đóng góp xã hội. Thực ra chế độ trợ cấp thất nghiệp ở Pháp là một kiểu chế độ bảo hiểm.

Tức là khi đi làm, được hưởng lương thì quý vị đóng góp rồi sau này, nếu chẳng may rơi vào cảnh thất nghiệp thì lúc đó, quý vị được bồi thường tỉ lệ với mức lương đã được hưởng. Nếu chưa đến 55 tuổi, quý vị được trợ cấp thất nghiệp tối đa hai năm. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng đa phần người thất nghiệp, khoảng 66%, không hưởng trợ cấp toàn bộ thời gian theo quy định”. 

Đúng là thời gian trợ cấp trung bình 2 năm, dài gấp đôi thời gian trợ cấp thất nghiệp tại Đức (1 năm) và dài gấp 4 lần so với Anh quốc (6 tháng). Tuy nhiên, Pháp không phải là nước duy nhất như vậy. Thời gian trợ cấp thất nghiệp tại Hà Lan còn lâu gấp rưỡi của Pháp (3 năm). Còn tại Bỉ, sau 2 năm trợ cấp luỹ thoái, người thất nghiệp lại được hưởng thêm chế độ trợ cấp khác, về cơ bản là vô thời hạn. 

Mức trợ cấp thất nghiệp

Còn về mức trợ cấp thất nghiệp, tại Pháp, có bốn cấp độ dựa theo lương trước khi khấu trừ các khoản đóng góp xã hội. Chẳng hạn, nếu lương của một người trước khấu trừ là dưới 1.143 euro/tháng thì mức trợ cấp thất nghiệp/ngày bằng 75% một ngày lương, nếu lương là từ 2.118 đến 12.516 euro/tháng thì trợ cấp mỗi ngày bằng 57% một ngày lương. 

Tính trung bình, trợ cấp thất nghiệp dao động trong khoảng 57-75% mức lương của những tháng trước khi mất việc. Tỉ lệ này là 67% tại Đức, 68% tại Bỉ, 88% tại Luxembourg. Đan Mạch là nước vô địch châu Âu với mức 90%. Anh quốc quy định trợ cấp thất nghiệp cố định trung bình khoảng 350 euro/tháng, nhưng lại có nhiều khoản hỗ trợ khác bù lại. 

Một trong những lý do chính để một số ý kiến quy kết Pháp quá hào phóng chính là mức trần trợ cấp cho các công chức cao cấp: khoảng 6.300 euro/tháng, cao gấp 5 lần mức lương tháng tối thiểu của một người làm công ăn lương tại Pháp và cao hơn khoảng 3 lần so với mức trần trợ cấp tại Đan Mạch và Đức. Ở châu Âu, chỉ có Cộng hòa Ailen là không hạn chế mức trợ cấp thất nghiệp cao nhất. 

Tuy nhiên, trên thực tế, số người được hưởng đặc quyền này tại Pháp không nhiều: chưa đến 1.500 người. Ngoài ra, những người này thường hiếm khi mất việc và nếu có thất nghiệp thì họ cũng rất nhanh chóng tìm được việc làm mới, nên thời gian hưởng trợ cấp không kéo dài.

Thêm vào đó, như nhà xã hội Claires Vives giải thích, đó là những người đã được trả lương cao, tức là mức đóng góp xã hội của họ cũng cao hơn những người khác rất nhiều. Nếu giảm mức trợ cấp cho họ, thì cũng phải quy định lại về mức trần đóng góp xã hội của nhóm người này. Và điều này không có lợi cho ngân sách Nhà nước. 

Một lý do khác khiến nhiều người nghĩ rằng chính sách trợ cấp thất nghiệp của Pháp quá “hào phóng” là do trợ cấp của Pháp hiện không mang tính “luỹ thoái”, tức là không giảm dần theo thời gian. Do mức trợ cấp thất nghiệp không bị giảm dần theo thời gian, nên càng đến cuối giai đoạn được trợ cấp, thì người dân Pháp càng được hưởng lợi thế nhiều hơn ở các nước khác.

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng có nhiều nước châu Âu khác cũng làm như Pháp (Luxembourg, Thụy Sĩ, Đức, Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy). Chỉ có một số nước áp dụng quy định trợ cấp giảm dần, chẳng hạn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. 

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hồi tháng 02/2019 nói đến khả năng áp dụng biện pháp trên để thúc đẩy người thất nghiệp tích cực tìm việc mới. Nhưng biện pháp này không được nhiều người ủng hộ, như nhà nghiên cứu Claire Vives giải thích : “Nguyên tắc tính trợ cấp theo kiểu “luỹ thoái” tức là sau khi thất nghiệp một thời gian thì trợ cấp cho quý vị giảm đi.

Điều người ta ngầm mong muốn là vì trợ cấp bị giảm nên quý vị sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa để tìm việc. Thế nhưng, các nghiên cứu không cho thấy hiệu quả đó. Từ năm 1992 đến năm 2000, cơ chế trợ cấp lũy thoái đã được áp dụng tại Pháp nhưng người ta không ghi nhận được là nó có hiệu quả trong việc giúp người thất nghiệp nhanh chóng có được việc mới.” 

Bà Claire cũng nhấn mạnh là trong thời gian qua, Pháp đã gia tăng công tác kiểm tra, giám sát xem liệu người hưởng trợ cấp thất nghiệp có tích cực tìm việc không. Bà cho biết 85% số người thất nghiệp vẫn liên tục tìm việc. Chỉ có 15% không tích cực tìm việc, và đa số họ đều không được hưởng trợ cấp. Ngoài ra, cũng cần nói đến những người dù cố gắng nhưng cũng không thể tìm được công việc phù hợp với khả năng, trình độ của họ.

“Nhìn lên chẳng bằng ai, nhìn xuống chẳng ai bằng mình”. 

Bà Isabelle Grandgérard-Rance, phó giám đốc phụ trách các vấn đề pháp lý của UNEDIC, Cơ quan quản lý bảo hiểm thất nghiệp của Pháp, giải thích là nếu xét từng tiêu chí riêng biệt, dường như nước Pháp đặc biệt “hào phóng” với người thất nghiệp: thời gian trợ cấp khá dài, điều kiện được hưởng trợ cấp đơn giản, và mức trần trợ cấp cao hơn các nước khác nhiều.

Tuy nhiên, nếu xem xét tổng thể nhiều yếu tố, đặc biệt khi phân tích các quy định và đặc thù của mỗi nước, thì Pháp chỉ đứng ở mức trung bình so với các nước châu Âu khác. 

Thực ra, so sánh mức độ hào phóng của chế độ trợ cấp thất nghiệp giữa các nước là rất khó, bởi mỗi quốc gia có một hệ thống riêng, với những đặc thù riêng. Giữa một nước trợ cấp 2 năm nhưng mức trợ cấp thấp và một nước chỉ trợ cấp chẳng hạn 6 tháng, nhưng với khoản tiền lớn hơn nhiều, thì nước nào được coi là hào phóng hơn? Thêm vào đó, hỗ trợ, đồng hành với người thất nghiệp không chỉ là trợ cấp hàng tháng, mà còn phải là giúp đỡ họ hội nhập lại với xã hội.

Cho dù có thực sự “hào phóng” hay không “hào phóng” hơn các nước láng giềng khác ở châu Âu đối với người thất nghiệp, thì hiện giờ chính quyền của tổng thống Emmanuel Macron cũng đang phải khẩn trương tìm ra giải pháp để khắc phục tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức cao nhất châu Âu.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.