Chính sách dân tộc đã giúp huyện Đà Bắc 'thay da đổi thịt'

Chính sách dân tộc đã giúp huyện Đà Bắc “thay da đổi thịt”. Ảnh: hoabinh.gov.vn
Chính sách dân tộc đã giúp huyện Đà Bắc “thay da đổi thịt”. Ảnh: hoabinh.gov.vn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một trong những nhiệm vụ then chốt nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN của huyện Đà Bắc được quan tâm phát triển, kinh tế hạ tầng được cải thiện đáng kể, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100 xã, thị trấn có Trạm Y tế, trong đó có 15/17 Trạm Y tế đạt Chuẩn quốc gia; 28/47 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 59,6%, có 594/655 số phòng học được kiên cố, đạt tỷ lệ 90,7%; 99,9% hộ dân được sử dụng điện; 90% số hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt tập hợp vệ sinh; đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc không ngừng được cải thiện.

Xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN là một trong những nhiệm vụ then chốt, cấp ủy và chính quyền huyện Đà Bắc luôn chú trọng phát huy hiệu quả các nguồn lực, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS&MN với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030, số xã đặc biệt khó khăn còn dưới 6 xã.

Bà Đinh Thị Năm, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đà Bắc cho biết, để thực hiện chương trình này có 2 nguồn vốn để triển khai là Vốn đầu tư phát triển và Vốn sự nghiệp. Phòng Dân tộc đã phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND huyện phân bổ vốn đầu tư và nguồn vốn sự nghiệp cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện.

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN triển khai trên địa bàn huyện Đà Bắc được phân bổ giai đoạn 2021-2023 là: 204.144 triệu đồng. Trong đó: Vốn đầu tư 110.950 triệu đồng, vốn sự nghiệp 93.194 triệu đồng). Năm 2022 tổng mức vốn được phân bổ là 62.140 triệu đồng (vốn đầu tư 39.800 triệu đồng, vốn sự nghiệp 22.340 triệu đồng.

Đến thời điểm 31/10/2023 đã thực hiện giải ngân được 33.295/62.140 triệu đồng đạt 53.58% vốn kế hoạch giao (Vốn đầu tư giải ngân đạt 59,07%, vốn sự nghiệp giải ngân đạt 43,79%); Năm 2023 tổng mức vốn được phân bổ là 142.004 triệu đồng (vốn đầu tư 71.150 triệu đồng, vốn sự nghiệp 70.854 triệu đồng). Đến thời điểm 31/10/2023 đã thực hiện giải ngân được 16.081/142.004 triệu đồng đạt 11,30% vốn kế hoạch giao (Vốn đầu tư giải ngân đạt 20,88%, vốn sự nghiệp giải ngân đạt 1,72%).

Các công trình đầu tư xây dựng được thực hiện xuất phát từ nhu cầu, đề xuất của nhân dân, có sự tham gia của người dân trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện thi công, giám sát thi công nên đạt chất lượng cao, mang lại hiệu quả thiết thực nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 20 hộ dân xã Nánh Nghê.

Trong quy hoạch bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, năm 2023 huyện đã thực hiện một dự án tái định cư cho 50 hộ dân xã Nánh Nghê với tổng mức đầu tư là 40 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2024 sẽ hoàn thành; huyện cũng thực hiện 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho khoảng 300 hộ dân tại xã Nánh Nghê và Đồng Ruộng; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN;

Những kết quả nói trên đã góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy nội lực, nỗ lực vươn lên thoát nghèo nhanh chóng cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Hiện nay, một số công trình đầu tư năm 2022 đã bàn giao đưa vào sử dụng và công trình năm 2023 đang triển khai thực hiện.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp huyện triển khai thực hiện với các dự án 1; dự án 3; dự án 4; dự án 5; dự án 6; dự án 8; dự án 9 và dự án 10. Đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.320 hộ với tổng số tiền 9.960 triệu đồng và thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với 970 hộ với tổng số tiền là 9.700 triệu đồng;

Hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp phát triển rừng 12.193,46 ha và hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên diện tích giao cho hộ gia đình 6.114,34 ha; hỗ trợ phát triển sản xuất 3 chuỗi giá trị và 53 dự án cộng đồng; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với 204 công trình duy tu sửa chữa; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hỗ trợ đầu tư 1 công trình giáo dục mua sắm.

Tại cơ sở Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đã đào tạo nghề 1.099 lượt người; 1 công trình sửa chữa, bảo dưỡng; 1 công trình mua sắm thiết bị đào tạo nghề; 990 lượt người tuyên truyền hướng nghiệp và đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai các cấp; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch;

Hỗ trợ mua sắm thiết bị 20 nhà văn hóa thôn, bản và triển khai các nội dung của lĩnh vực văn hóa xã hội trên địa bàn; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em như xây dựng mô hình truyền thông cộng đồng; tập huấn nâng cao năng lực truyền thông, nâng cao nhận thức; thí điểm thành lập mới địa chỉ an toàn…

Kết quả trên không chỉ là sự nỗ lực của các cấp chính quyền mà còn là sự đồng lòng của nhân dân huyện Đà Bắc, qua đó nhân dân thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh trật tự địa phương.

Đọc thêm

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh phát huy tinh thần 'Kỷ luật - Đồng tâm' - Bài cuối: Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ tới

Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIV.
(PLVN) - Mới đây, tại Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp thường lệ cuối năm), HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết quan trọng để cụ thể hóa mục tiêu tổng quát đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định tại Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 02/12/2024 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 với chủ đề công tác năm là “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”.

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai 'phát lệnh' tấn công trấn áp tội phạm dịp tết Ất Tỵ

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai 'phát lệnh' tấn công trấn áp tội phạm dịp tết Ất Tỵ
(PLVN) - “Các đơn vị thuộc công an tỉnh huy động tối đa lực lượng, phương tiện, đồng loạt ra quân tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện dịp cuối năm phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết an toàn, bình yên”, Đại tá Nguyễn Hồng Phong – Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm.