Chính phủ phấn đấu đến cuối năm không còn nợ văn bản hướng dẫn

(PLO) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn cuối cùng của Kỳ họp thứ 6, chiều qua (21/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn, cung cấp thêm nhiều thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, làm rõ thêm các vấn đề Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm và khẳng định “Chính phủ sẽ làm hết sức mình quyết liệt cùng cả nước hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội”.
Đảm bảo hiệu quả, an toàn của các công trình thủy điện
Hệ lụy thủy điện tiếp tục là vấn đề được ĐBQH quan tâm và đề nghị Thủ tướng Chính phủ đưa ra giải pháp khắc phục nhanh những tồn tại, yếu kém trong xây dựng thủy điện, “tránh tình trạng các cơ quan đổ lỗi cho nhau, còn người dân chỉ biết than trời” khi thủy điện góp phần gây lũ hoặc hạn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận thủy điện đã đóng góp quan trọng vào bảo đảm điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, yếu kém do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do yếu kém trong quản lý nhà nước (các cơ quan chức năng của Chính phủ và chính quyền địa phương). Vì vậy, “Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo khắc phục và sẽ tiếp tục triển khai với tinh thần tiếp tục phát huy mặt tích cực của thủy điện, thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục nhanh, có hiệu quả những hạn chế, yếu kém, đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, an toàn của các công trình thủy điện” – Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng cũng đã đưa ra 3 nhóm giải pháp để khắc phục những hệ lụy do các công trình thủy điện trên cả nước. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc rà soát, đánh giá sự an toàn hồ đập của 268 nhà máy thủy điện đang vận hành, 205 dự án thủy điện đang khởi công xây dựng, nếu không an toàn phải dừng hoạt động để điều chỉnh, bổ sung. 
Phấn đấu không còn nợ văn bản hướng dẫn
Trước ý kiến của Đại biểu làm sao khắc phục tình trạng “nợ văn bản (VB) hướng dẫn làm giảm hiệu quả thi hành của hệ thống pháp luật”, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Chính phủ luôn xem việc xây dựng, trình các dự án luật, xây dựng VB hướng dẫn luật, pháp lệnh là nhiệm vụ thường xuyên, tập trung khắc phục tình trạng nợ VB hướng dẫn đã kéo dài nhiều năm nay. Năm 2013, Chính phủ phải ban hành 129 VB (gấp 2 lần số VB phải ban hành năm 2012) để hướng dẫn 38 luật, pháp lệnh và đến ngày 20/11, Chính phủ chỉ còn nợ 19 VB. 
“Đây là một sự cố gắng lớn dù vẫn là hạn chế nên Chính phủ sẽ cố gắng, phấn đấu đến cuối năm ban hành hết để không còn tình trạng nợ đọng, dù có một số VB khó ban hành hoặc chưa cần thiết…” – Thủ tướng cam kết.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, cùng với số lượng thì chất lượng ban hành VB từng bước đã có tiến bộ, dù vẫn còn một số qui định chưa phù hợp thực tiễn, thiếu tính khả thi, gây bức xúc nên Chính phủ chỉ đạo tập trung 4 nhóm giải pháp khắc phục là: đề cao trách nhiệm người đứng đầu, coi đây là kỷ luật kỷ cương trong việc thi hành pháp luật và đẩy nhanh tiến độ ban hành VB hướng dẫn; kiện toàn tổ chức, đội ngũ làm công tác pháp chế tại các cơ quan Trung ương; rà soát để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những qui trình, thủ tục làm kéo dài, chậm trễ tiến độ ban hành VB; khắc phục tình trạng tư tưởng, chính sách chưa rõ ràng, giải pháp chủ yếu chưa thống nhất sẽ ảnh hưởng đến việc soạn thảo VB.
Thủ tướng cho rằng: “Với các giải pháp này sẽ khắc phục tình trạng nợ đọng VB của Chính phủ và từng bước nâng chất lượng của VB”.
Do không đủ thời gian, Thủ tướng sẽ trả lời bằng văn bản đối với các vấn đề ĐBQH quan tâm nhưng chưa trả lời được trong phiên chất vấn và đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, trong đó có vấn đề xử lý tham nhũng, đột phá trong công tác cán bộ, đổi mới cơ chế, chính sách tạo niềm tin cho thị trường, trách nhiệm trong kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm …

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.