Chính phủ họp giao ban trực tuyến với 26 tỉnh, đối phó cơn bão số 3

Chính phủ họp giao ban trực tuyến với 26 tỉnh, đối phó cơn bão số 3
(PLO) - Hồi 17h ngày 15/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát  đã chủ trì buổi họp giao ban trực tuyến với 26 tỉnh để đối phó với cơn bão số 3. 
Theo báo cáo của Trung tâm DBKTTV TƯ, cơn bão số 3 là một cơn bão mạnh và diễn biến phức tạp và  có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định. 
Vào hồi 16 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ vĩ Bắc; 115,4 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 380km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. 
Hướng đi và tầm ảnh hưởng của cơn bão số 2.
Hướng đi và tầm ảnh hưởng của cơn bão số 2.  
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 130km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. 
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ với cường độ cấp 10 - 11, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 17/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 102,4 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 một giờ). 
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8 - 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 7 - 9m. Biển động dữ dội. 
Từ sáng mai (16/9), vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 8, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Cát Bà, Cát Hải) tăng lên cấp 10 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 – 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 7 - 9m. Biển động dữ dội. 
Từ chiều tối 16/9, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 – 11, giật cấp 12 – 13. 
Các nơi khác ở khu Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 4 – 5m. Ở Bắc Bộ từ đêm 16/9 có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía bắc có mưa to đến rất to. 
Báo cáo tại giao ban trực tuyến, đại diện các địa phương cho biết, ngay sau khi nhận được công văn khẩn từ Thủ tướng, các địa phương đã tổ chức kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ở ven biển, vùng cửa sông. Ngoài ra, các địa phương đã hướng dẫn, sắp xếp neo đậu cho các tàu thuyền, di chuyển và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng bè khu nuôi trồng thủy, hải sản. Đồng thời, thực hiện cấm biển để bảo vệ an toàn tài sản cũng như tính mạng cho người dân. 
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát chủ trì buổi giao ban trực tuyến.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát chủ trì buổi giao ban trực tuyến. 
Tại cuộc giao ban trực tuyến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát chỉ đạo, đối với các tỉnh ven biển nên đưa tàu thuyền vào bờ, hiện tại còn nhiều tàu thuyền vẫn chưa neo đậu và các tỉnh phải hướng dẫn neo đậu tàu thuyền trước 17h chiều mai. 
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết thêm, trong cơn bão số 2 chúng ta đã thiệt hại 38 người ở tất cả các tỉnh miền núi. Trong đó có 21 người chết do đi qua suối bị lũ cuốn trôi, 7 người chết do sạt lở… đề nghị các tỉnh có biện pháp, hướng dẫn người dân không đi qua suối khi mưa lớn.
Cũng tại buổi giao ban trực tuyến, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo: “Đây là một cơn bão mạnh, có tốc độ di chuyển rất chậm nhưng diễn biến phức tạp, lãnh đạo và nhân dân các địa phương cần đề phòng và chủ động đối phó.” 
“Tôi đề nghị phải thường xuyên theo dõi, dự báo, không chủ quan. Kiểm tra các tàu thuyền ở các tỉnh. Các hồ chứa đều đầy, đề nghị các địa phương phải kiểm tra kỹ. Nắm được bao nhiêu hồ nguy hiểm… Các phương tiện truyền thông tích cực thông tin để người dân nắm rõ”, Phó Thủ tướng cho hay. 
Tại buổi giao ban Phó Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan liên quan tích cực đề phòng bão, lũ quét. Các địa phương có biện pháp hỗ trợ chủ động để người dân ứng phó với bão. Những địa phương trong vùng ảnh hưởng nên dừng các cuộc họp không cần thiết để có biện pháp sơ tán người dân, cho học sinh nghỉ học, chằng chống nhà cửa… để đề phòng bão lũ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải bố trí lực lượng xử lý điểm chia cắt do lũ gây ra và xử lý nhanh các hướng giải quyết khi gặp sự cố./. 

Đọc thêm

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.