Chính phủ hành động biến khát vọng thành sự thật

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Không thể có một quốc gia phát triển khi dân tộc đó không có đủ khát vọng và ý chí vươn lên. Nhưng ước mơ và khát vọng đó không phải nằm trong phòng họp mà phải bằng những hành động trong cuộc sống.  

Khơi thông thể chế, giải phóng nguồn lực

Trong một sự kiện mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, một quốc gia muốn trở nên thịnh vượng thì nguồn lực không thể chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng, mà phải biến thành động năng, cần được vốn hóa. Ông yêu cầu phải khắc phục cho được tình trạng sử dụng kém hiệu quả nguồn lực, bởi nguồn lực luôn có giới hạn.

Với yêu cầu “năm tới phải đổi mới mạnh mẽ hơn”, trong các sự kiện gần đây, người đứng đầu Chính phủ nhiều lần đề nghị phải giải phóng tối đa mọi nguồn lực. Và một trong những nội dung trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng năm 2020 là tập trung tháo gỡ từng vướng mắc cụ thể về thể chế để khai thông, tạo đột phá trong mọi ngành, lĩnh vực. 

Tiếp xúc cử tri Hải Phòng mới đây, Thủ tướng nêu rõ, nhân dân sẽ không chấp nhận nếu chúng ta không tiến bước, cuộc sống phải phát triển hơn, đất nước phải giàu mạnh hơn. Có lẽ đây chính là những đòi hỏi của một Nhà nước tư duy, kiến tạo và hành động, đó là điều kiện tiên quyết để xây dựng đất nước ấm no, thịnh vượng.

Thủ tướng cho rằng, đất nước hưng thịnh, xã hội phồn vinh thì thể chế, chính sách phải tạo thuận lợi cho sự phát triển, phải hạn chế “xin - cho”. Nhưng công tác xây dựng thể chế, pháp luật hiện vẫn còn vướng mắc và đã đến lúc cần chỉ ra cụ thể nằm ở luật nào, nghị định, thông tư nào, điều khoản nào, không nói chung chung.

Năm qua, đầu tư công chiếm tới 10,7% tổng giá trị GDP, khoảng 32% tổng mức đầu tư toàn xã hội năm 2019, nhờ đó mức sống của nhân dân đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình trạng chậm giải ngân đầu tư công trong thời gian dài vừa qua đã trở thành một “cục máu đông” của nền kinh tế. 

Giải quyết bất cập này, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IV diễn ra vào tháng 6/2019 đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi). Để văn bản pháp luật đi vào cuộc sống, 3 tháng sau đó, khi chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương trong cả nước nhằm đề ra biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách đến hết năm 2019 và trong năm 2020, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020.

Ông yêu cầu không để tái diễn tình trạng “quyền anh, quyền tôi” như trong thời gian vừa qua mà cần tăng cường hợp tác để giải quyết các vướng mắc trong tiến trình triển khai các dự án.

Nhấn mạnh các giải pháp đột phá, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho rằng chúng ta phải có khát vọng vươn lên. Nhưng khát vọng này phải ở các cấp, các ngành, lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và từng người dân. Khát vọng đó không nằm trong phòng họp mà chính là hành động trong cuộc sống.

Bước đột phá mạnh mẽ vào tư duy giấy tờ

Khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp hơn cũng có nghĩa là phải đổi mới tư duy, xóa bỏ thói quen lạc hậu để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, hạn chế thấp nhất những tiêu cực nảy sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Với những nỗ lực trong quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử đã đem đến những thành quả bước đầu khá ấn tượng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trải nghiệm cổng dịch vụ công quốc gia
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trải nghiệm cổng dịch vụ công quốc gia

Tháng 3/2019, Trục liên thông văn bản quốc gia chính thức được khai trương. Đây là tiền đề của nền tảng tích hợp dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số. Đây là một bước đột phá mạnh mẽ vào tư duy giấy tờ, quan liêu kiểu cũ để tạo lập nền tảng cho những bước phát triển mới của Chính phủ điện tử. 

Việc kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản giữa cơ quan nhà nước các cấp đã giúp lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương biết được tình trạng xử lý văn bản, hồ sơ, công việc trên hệ thống, từ đó có sự chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Đến nay đã có gần 1 triệu văn bản, gồm gần 300 ngàn văn bản gửi và 700 ngàn văn bản nhận trên Trục liên thông. 

Chỉ hơn 3 tháng kể từ ngày khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia, ngày 24/6/2019, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) chính thức được khai trương và đưa vào hoạt động, khẳng định việc xây dựng Chính phủ điện tử là xu thế tất yếu.  

Cùng với những việc làm trên, xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia (CDVCQG) cũng là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử. Ngay sau khi khai trương (9/12), CDVCQG đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp.

Theo tính toán sơ bộ, nếu việc ứng dụng Trục liên thông văn bản điện tử quốc gia, mỗi năm tiết kiệm được trên 1.200 tỷ đồng (tiền giấy, mực, sao lưu, gửi bưu chính...) thì khi chuyển đổi phương thức từ thực hiện trực tiếp sang trực tuyến tại CDVCQG sẽ tiết kiệm được 4.222 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, CDVCQG với các nền tảng, dữ liệu dùng chung còn thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. 

Với những nỗ lực không ngừng trong năm 2019, thứ hạng và chất lượng phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam đã và đang có những cải thiện rõ rệt, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội. Tại Kỳ họp thứ 8 khóa XIV vừa qua, Quốc hội đã biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong một năm đầy khó khăn, thể hiện qua việc đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao, nhiều mục tiêu cán đích sớm, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới.

Điều đó chứng tỏ rằng, để tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển bền vững, rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới thì không chỉ là khát vọng, ước mơ, mà Việt Nam đã biết cách biến ước mơ đó thành hiện thực thông qua các hành động cụ thể. 

Không chỉ mơ ước, phải hành động

Cùng với phát triển kinh tế, Việt Nam cũng luôn chăm lo công tác an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần để “không ai bị bỏ lại phía sau”. 

Bằng chứng là mới đây, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đây là lần đầu tiên, Quốc hội Việt Nam ban hành một Nghị quyết tổng thể về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm và nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư; tập trung cho địa bàn đặc biệt khó khăn. 

Việc ban hành Nghị quyết này là một quyết định đúng chủ trương, đường lối của Đảng, tiếp tục thực hiện lời dặn của Bác Hồ đối với công tác dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số, khu căn cứ cách mạng.., để ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. 

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào các dân tộc, sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp... việc giảm nghèo cả nước nói chung và giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, được quốc tế ghi nhận.

Bên cạnh những thành tựu trên thì khả năng chống chịu, thích ứng với những tác động bên ngoài của Việt Nam còn yếu; năng lực tiếp cận nền kinh tế số còn nhiều hạn chế... Nhưng “những hạn chế, yếu kém đó không làm chúng tôi chùn bước mà càng thôi thúc chúng tôi không chỉ có khát vọng, không chỉ ước mơ mà phải hành động”, Thủ tướng bày tỏ với các chuyên gia, các học giả quốc tế tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam 2019 mới đây. 

Thủ tướng cho biết “không có cách nào khác là Việt Nam phải hành động vươn lên”.  Bằng những hành động cụ thể, Việt Nam sẽ làm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 mà dự kiến sẽ tổ chức hơn 300 hội nghị, cuộc họp khác nhau. Năm 2020, Việt Nam còn đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.

Đó chính là sự nhìn nhận và tôn trọng của thế giới đối với những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới. Cùng với ước mơ và hành động, “Chính phủ sẽ nỗ lực nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế một cách trách nhiệm nhất, chủ động nhất”, Thủ tướng khẳng định. 

“Xóa đói giảm nghèo đã khó, làm cho đất nước cường thịnh, bền vững, thu hẹp và tiến kịp các nước phát triển, sẽ càng khó khăn hơn nhiều. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu với tinh thần tự lực, tự cường với tất cả lòng tự hào, tự tôn dân tộc để vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia...

Thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay không phải là thoát bẫy thu nhập trung bình. Nguy cơ lớn nhất không phải là tụt hậu kinh tế. Mà thách thức lớn nhất của chúng ta chính là thiếu ý chí mạnh mẽ vươn lên và nguy cơ lớn nhất là không hành động vì sợ trách nhiệm”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Tin cùng chuyên mục

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.