Chính phủ gỡ vướng hơn 10.000 trường hợp thực hiện BHXH bắt buộc ở cấp xã

Công an xã có vài trò quan trọng trong bảo vệ trật tự trị an ở cở sở.
Công an xã có vài trò quan trọng trong bảo vệ trật tự trị an ở cở sở.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 06/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP về việc giải quyết vướng mắc trong thực hiện bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với Phó Chỉ huy trưởng Quân sự, Phó Trưởng Công an cấp xã và người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) tại UBND cấp xã.

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Nội vụ tại văn bản số 3395/BC-BNV ngày 13/7/2021 và ý kiến của Bộ Tư pháp tại văn bản số 88/BC-BTP ngày 26/5/2021 và trên cơ sở kết quả biểu quyết của các Thành viên Chính phủ, Chính phủ thống nhất phương án giải quyết vướng mắc trong thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với Phó Chỉ huy trưởng Quân sự, Phó trưởng Công an cấp xã và người làm việc theo hợp đồng lao động tại UBND cấp xã như đề xuất của Bộ Nội vụ tại các văn bản nói trên.

Theo Nghị quyết, đối với các chức danh là Phó Chỉ huy trưởng Quân sự, Phó trưởng Công an cấp xã có thời gian làm việc từ tháng 11/2003 đến nay, nếu đã đóng BHXH bắt buộc thì được giải quyết hưởng các chế độ BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội khi đủ điều kiện hoặc được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Đối với người lao động do UBND cấp xã ký hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thì được giải quyết hưởng các chế độ BHXH nếu đủ điều kiện hoặc được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Nghị quyết cho biết, kinh phí để giải quyết chế độ BHXH đối với Phó Chỉ huy trưởng Quân sự, Phó trưởng Công an cấp xã và người làm việc theo hợp đồng lao động tại UBND cấp xã do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Trước đó, như Báo PLVN đã phản ánh, trước tháng 11/2003, Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã và Phó Công an xã thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 và Nghị định số 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ. Theo đó, đây là 2 là chức danh khác thuộc UBND xã phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ.

Tuy nhiên, từ tháng 11/2003, thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và từ tháng 01/2010 thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ thì 2 chức danh không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng trên thực tế hầu hết UBND các cấp tại địa phương vẫn đóng BHXH bắt buộc cho những trường hợp này.

Về nguyên nhân, BHXH Việt Nam do trước tháng 11/2003 và từ tháng 01/2016, 2 chức danh này thuộc đối tượng tham gia, còn từ tháng 11/2003 đến tháng 12/2015 thì không thuộc đối tượng tham gia, dẫn đến một số địa phương vẫn chủ trương tiếp tục áp dụng đối với cả 2 chức danh là công chức (hoặc người hoạt động chuyên trách cấp xã) vẫn hưởng lương, sinh hoạt phí và đóng BHXH bắt buộc như cán bộ, công chức cấp xã.

Đến thời điểm tháng 11/2003 thu BHXH bắt buộc không đúng quy định do Thông tư hướng dẫn Nghị định số 121/2003/NĐ-CP chậm ban hành tới 7 tháng, dẫn đến các địa phương phê duyệt các chức danh cán bộ xã theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP chậm; chính quyền các tỉnh, thành phố tiếp tục đóng BHXH đối với các chức danh Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã, Phó Trưởng Công an xã để họ yên tâm công tác.

Ngoài ra, ngày 01/01/2005, Nghị định số 184/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ có hiệu lực, quy định Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã được đóng BHXH bắt buộc nên tiếp tục làm việc tại xã và được UBND cấp xã tiếp tục đóng BHXH. Tuy nhiên, ngày 17/6/2005 Bộ Nội vụ có yêu cầu trong thời gian chưa có sửa đổi Nghị định số 184/2004/NĐ-CP chức danh Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã lại không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Ngoài 2 chức danh này, theo quy định, người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc có thời hạn đủ 3 tháng trở lên thì mới thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do khối lượng công việc tại xã phát sinh vượt quá khả năng đáp ứng của số cán bộ, công chức cấp xã, từ năm 2005, một số tỉnh, thành phố đã tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã vượt chỉ tiêu định biên quy định nên đã ký HĐLĐ và đóng BHXH bắt buộc với người lao động, dù trước tháng 01/2008 chưa có chính sách về BHXH tự nguyện.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.