Chiến thắng Covid-19 sau 2 tháng nằm viện trong tình trạng nguy kịch

0:00 / 0:00
0:00
Là bệnh nhân thứ 31 và 32 phải nằm khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương gần 2 tháng, một sản phụ thai 22 tuần và một bệnh nhân mắc K tử cung đã được các bác sĩ giành giật sự sống từ tay tử thần.

Bệnh nhân đã hồi sinh lần nữa sau 51 ngày nằm viện.

Sản phụ mang thai 22 tuần thoát cửa tử kỳ diệu

Chị Vi Thị Ng. (35 tuổi, trú tại Con Cuông, Nghệ An) được xác định mắc Covid-19 ngày 28/5. Lúc này, chị đang mang thai 22 tuần và có bệnh lý nền vẩy nến. Diễn biến của bệnh nhân rất nhanh, chỉ sau vài ngày, chị rơi vào tình trạng suy hô hấp tăng, phải đặt ống nội khí quản, thở máy tối ưu và can thiệp ECMO tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang.

Các bác sĩ nhận định tình trạng nguy kịch, chị Ng. được chuyển viện lên Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 2/6 trong tình trạng phải duy trì thuốc an thần, vận mạch, thở máy qua ống nội khí quản, duy trì hệ thống ECMO, trên da toàn thân nhiều ban dát tổn thương vảy nến.

Ngay sau khi vào khoa bệnh nhân được chăm sóc tích cực, bảo đảm hô hấp, bảo đảm tuần hoàn, chăm sóc kiểm soát nhiễm trùng. Bác sĩ chỉ định siêu âm đánh giá tình trạng thai nhi và lọc máu hấp thụ độc tố Cytokines lần thứ nhất.

Bệnh nhân đã trải qua 6 lần lọc máu hấp phụ độc tố Cytokines liên tiếp trong 11 ngày. Nhưng tình trạng tiến triển chậm, tổn thương phổi chậm hồi phục (chỉ số chức năng phổi P/F dưới 100), rối loạn đông máu nặng nề (chỉ số D-Dimer 31.262).

Tình trạng thai nhi được bác sĩ sản khoa theo dõi sát sao hàng ngày đánh giá qua thăm khám và siêu âm, cân nặng tương ứng với tuổi thai. Do tình trạng mẹ quá nặng và thai còn nhỏ tuổi, bác sĩ sản khoa có tiên lượng xấu đối với thai nhi.

Ngày 16/6, bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc mất máu và nguy cơ tử vong do chảy máu. Ngay lập tức bác sĩ hồi sức kết hợp bác sĩ ngoại khoa nội soi bàng quang lấy máu cục tại giường và rửa bàng quang liên tục. Thông qua nội soi bác sĩ đã tìm thấy điểm chảy máu tại cổ bàng quang, từ đó điều trị nội khoa cầm máu, truyền khối hồng cầu cấp cứu, và truyền các chế phẩm của máu để bổ sung yếu tố đông máu, kết hợp lọc máu liên tục bảo đảm cân bằng nội môi trong cơ thể.

Sau 16 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân được kết thúc ECMO thành công vào ngày 17/6. Thế nhưng, rất tiếc bào thai 22 tuần tuổi đã bị chết lưu. Chị Ng. vẫn trong tình trạng sốc mất máu nặng, sốt cao, phù toàn thân.

Các bác sĩ tiếp tục chỉ định lọc máu liên tục, thở máy tối ưu trong ARDS, cầm máu bàng quang nội khoa, kết hợp điều trị kháng sinh, kháng nấm. Bệnh nhân được theo dõi sát sao từng diễn biến trên lâm sàng và xét nghiệm. Ngày 24/6, sau sảy thai lưu, bệnh nhân được bảo đảm về hô hấp, tuần hoàn.

Sau 45 ngày thở máy và chăm sóc tích cực, bệnh nhân đã có tiến triển tốt, chức năng phổi hồi phục, cơ lực tốt, có thể vận động nhẹ tại giường, bác sĩ cho bệnh nhân cai máy thở, tự thở tốt. Tình trạng chảy máu bàng quang sau 1 tháng điều trị cầm máu nội khoa đã tạm thời ổn định, bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

Sau 51 ngày chăm sóc tích cực, với 10 lần lọc máu, 45 ngày thở máy, 16 ngày ECMO; bệnh nhân đã hồi phục tốt, tự thở khi phòng, tự đi lại được, xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính 3 lần liên tiếp. Bác sĩ cho bệnh nhân chuyển tuyến cơ sở để theo dõi tiếp.

Thạc sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa HSTC cho biết đây là ca bệnh ECMO thứ ba khỏi bệnh ra viện. Hiện khoa Hồi sức tích cực còn 20 bệnh nhân nặng, trong đó có 17 bệnh nhân thở máy và 4 bệnh nhân ECMO.

Bệnh nhân mắc ung thư chiến thắng Covid-19

Ngày 31/5, bệnh nhân Luận Thị C. (Hữu Lũng, Lạng Sơn) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân C. có đầy đủ các yếu tố nguy hiểm khi mắc Covid-19 ở tuổi 64, có bệnh lý nền K cổ tử cung.

Bệnh nhân được điều trị tại tuyến cơ sở nhưng tình trạng xấu hơn, bệnh nhân sốt cao và khó thở tăng dần, được chuyển viện cấp cứu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Nhập viện ngày 6/6, bệnh nhân được can thiệp đặt ống nội khí quản và thở máy, lọc máu hấp phụ độc tố tại khoa Cấp cứu. Sau 2 lần lọc máu và 6 ngày thở máy, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, bệnh nhân được vào khoa Hồi sức tích cực.

Tại đây, bệnh nhân được chỉ định lọc máu hấp phụ độc tố 2 lần liên tiếp, thở máy thông số tối ưu, chăm sóc hô hấp chuyên sâu, bảo đảm cân bằng điên giải, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn.

Đến ngày 26/6, sau 15 ngày thở máy và chăm sóc tích cực, bệnh nhân có tiến triển rõ rệt, cơ lực khá, tổn thương phổi hồi phục, bác sĩ chuyển chế độ tập cai máy thở và ngừng thở máy, rút ống thở thành công.

Sau rút ống bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, thở ô-xy kính từ 26/6 đến 8/7. Bệnh nhân tiếp tục được chăm sóc về tinh thần, tập phục hồi chức năng tại giường.

Sau 47 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân hồi phục, sức khỏe ổn định, hết bệnh Covid-19, bác sĩ cho bệnh nhân ra viện. Đây là ca bệnh nặng thứ 32 (ca bệnh nền thứ 7) hồi phục khỏi bệnh trong đợt dịch thứ tư.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.