Chiến lược quyến rũ 'Lục địa đen' của Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn.
(PLO) - Tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc trong 2 ngày 4 và 5/9 vừa qua đã diễn ra Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi lần thứ 5. Lãnh đạo cấp cao nhất của 50 quốc gia châu Phi đã nhận lời mời của Trung Quốc tới tham dự sự kiện này. 

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị coi đây là sự kiện ngoại giao lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay giữa Trung Quốc và các nước châu Phi. Hợp tác giữa Trung Quốc và các nước châu Phi là chủ đề và nội dung chính của sự kiện lớn này.

Khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi được Trung Quốc và các nước châu Phi thành lập năm 2006, diễn ra cứ 5 năm một lần và được coi là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và sâu rộng giữa hai bên kể từ nhiều thập kỷ nay chứ không chỉ có kể từ khi khuôn khổ diễn đàn được thành lập. 

Đối với Trung Quốc, khuôn khổ diễn đàn này còn là biểu tượng cho chính sách của Trung Quốc tranh thủ, chinh phục và quyến rũ châu Phi cũng như vai trò và ảnh hưởng nổi trội mà Trung Quốc cho tới nay đã có được ở các nước châu Phi.

Kết quả nổi bật nhất của sự kiện này là sự tham dự cấp cao của gần như tất cả các quốc gia châu Phi, sự thể hiện mức độ đồng thuận quan điểm và tin cậy lẫn nhau cao giữa Trung Quốc và các nước châu Phi cũng như cam kết của Trung Quốc dành 60 tỷ USD cho các nước châu Phi trong thời gian 3 năm tới. Cách đây 3 năm, tại diễn đàn lần thứ 4, Trung Quốc cũng tuyên bố dành cho các quốc gia châu Phi 60 tỷ USD.

Qua đó có thể thấy “hào phóng mở hầu bao” là chủ trương được phía Trung Quốc tiếp tục thực hiện để tranh thủ, chinh phục và quyến rũ các nước châu Phi. Khoản tiền lớn này là viện trợ, đầu tư và cấp phát tín dụng, trong đó có cả chương trình cấp phát tín dụng không tính lãi, của Trung Quốc mà các quốc gia châu Phi có thể tận dụng để thực hiện những dự án về phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, giáo dục và văn hoá...

Cho tới nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác kinh tế và thương mại quan trọng nhất của châu Phi. Trung Quốc đầu tư trực tiếp nhiều hơn tất cả mọi đối tác khác vào châu Phi. Với kim ngạch trao đổi thương mại năm ngoái gần 200 tỷ USD, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Châu lục đen.

Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi năm nay lại một lần nữa cho thấy trên phương diện hợp tác kinh tế và thương mại này, Trung Quốc đã bỏ xa tất cả các đối tác khác trong quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với châu Phi. Lợi thế này hiện đang giúp Trung Quốc thu hẹp dần khoảng cách về vai trò và ảnh hưởng chính trị cũng như quân sự và an ninh hiện tại giữa Trung Quốc và một số đối tác khác ở châu Phi.

Tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi năm nay, phía Trung Quốc chủ động xua tan những lo ngại ở các nước châu Phi về nguy cơ lâm vào cái “bẫy nợ” trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Trung Quốc.

Trung Quốc tạo cảm nhận như thể có ý định làm cho kế hoạch Một vành đai, một con đường của Trung Quốc vươn dài ra tới tận cả châu Phi và kiên quyết bác bỏ những tiếng nói cảnh báo về “chủ nghĩa thực dân mới ở châu Phi”. Các quốc gia châu Phi cần vốn để phát triển và đặc biệt thích thú khi Trung Quốc hào phóng về tiền của mà lại không đặt ra bất cứ điều kiện chính trị gì. 

Từ giác độ sự liên quan đến quá khứ lịch sử mà nói thì những đối tác khác như Mỹ hay EU từng đã có nhiều lợi thế nổi trội hơn hẳn Trung Quốc trong quan hệ nói chung với các nước châu Phi. Nhưng mọi việc họ làm với châu Phi và ở châu Phi đều đi cùng với những điều kiện chính trị mà không phải quốc gia nào trên Châu lục đen này cũng sẵn sàng chấp nhận. Trung Quốc được các nước châu Phi ưu tiên quan hệ chính vì thế và phía Trung Quốc cũng đã lại chủ ý đặc biệt nhấn mạnh điều này tại diễn đàn hợp tác năm nay. 

Đương nhiên không có chuyện Trung Quốc vô tư trong quan hệ với các quốc gia châu Âu. Cái lợi đối với Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng hóa và nguồn cung ứng nguyên vật liệu ở châu Phi mà Trung Quốc cần cho phát triển kinh tế xã hội ở trong nước, là công ăn việc làm cho lao động của Trung Quốc ở châu Phi, và không thể thiếu là vai trò, ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu lục.

Một bài báo nước ngoài viết về sự kiện này như sau: ““Trung Quốc không phải là chủ nợ số một của các nước châu Phi đang mắc nợ. Vì vậy thật vô lý khi đổ trách nhiệm cho Trung Quốc về vấn đề nợ của lục địa này”. Trước những chỉ trích về khối nợ tăng mạnh của khoảng 10 nước đối tác châu Phi, đặc phái viên của Trung Quốc phụ trách châu Phi đã phát biểu như trên trong ngày làm việc thứ hai và cũng là ngày cuối cùng của Diễn đàn Hợp tác.

Ông Tập Cận Bình nói sẽ nghiên cứu từng trường hợp trong bối cảnh đại biểu của nhiều nước tỏ ra lo lắng và tìm cách tái cấu trúc nợ. Trên tổng số khoảng 60 tỉ đô la được đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi hứa đầu tư thêm, chủ tịch Trung Quốc thông báo 15 tỉ đô la được dành cho viện trợ không hoàn lại và vay không có lãi. 

Các đại biểu cũng đã tranh thủ cuối buổi chiều để mua sắm trong những cửa hiệu lớn ở thủ đô. Người ta thấy nhiều màn hình ti vi và máy tính còn nguyên trong hộp lần lượt đi qua cửa kiểm tra an ninh một trong số các khách sạn lớn nhất tiếp đón các phái đoàn châu Phi”.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.