Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 30/12/2022 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là cơ sở để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Theo đó, mục tiêu tổng quát phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được đề cập tới ba vấn đề:

Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần tích cực duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi, bao gồm chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, thông tin báo cáo, giám sát, kiểm tra, tham gia kiểm soát đặc biệt, phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; tham gia tái cơ cấu có hiệu quả đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi yếu kém; tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi, quản lý nguồn vốn và đầu tư, tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi, chi trả bảo hiểm tiền gửi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ ba, tăng cường năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi để khẳng định cam kết của Nhà nước và nâng cao niềm tin của người gửi tiền đối với chính sách bảo hiểm tiền gửi.

Cụ thể, phấn đấu tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số người gửi tiền được bảo hiểm đạt 92 - 95%, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.

Phấn đấu rút ngắn thời gian chi trả thực tế kể từ khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đến năm 2025 là 30 ngày làm việc và đến năm 2030 là 15 ngày làm việc, nhằm giúp người gửi tiền được tiếp cận sớm với tiền gửi của mình khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được xử lý.

Phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 có 45% và đến năm 2030 có 55% người gửi tiền nắm bắt được các nội dung cốt lõi của chính sách bảo hiểm tiền gửi.

Phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 có 45% và đến năm 2030 có 55% người gửi tiền nắm bắt được các nội dung cốt lõi của chính sách bảo hiểm tiền gửi.

Phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 có 45% và đến năm 2030 có 55% người gửi tiền nắm bắt được các nội dung cốt lõi của chính sách bảo hiểm tiền gửi.

Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra, Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng chỉ rõ tổ chức Bảo hiểm tiền gửi cần thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, cụ thể là sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Các tổ chức tín dụng; Hoàn thiện quy định về chế độ tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi.

Hai là, hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, cần định kỳ rà soát, đánh giá mức độ phù hợp và đề xuất điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm nhằm tiến tới tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số người gửi tiền được bảo hiểm đạt 92 - 95%, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế; Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện thực tế của Việt Nam và đề xuất thời điểm phù hợp tiến hành xây dựng, triển khai phí bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở đánh giá và phân loại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Ba là, về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, cần hoàn thiện khung pháp lý và quy trình thực hiện cấp, thu hồi và quản lý chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi; Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, cảnh báo sớm; Cần nâng cao hiệu quả và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi; Tham gia kiểm soát đặc biệt, xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi yếu kém; Tăng cường hiệu quả chi trả bảo hiểm tiền gửi và thanh lý tài sản...

Bốn là, về tổ chức bảo hiểm tiền gửi, cần nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi; Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa cao, hiệu quả và đồng bộ trong quản trị điều hành, xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực phù hợp với Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi; Ưu tiên đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ nòng cốt về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ lãnh đạo có năng lực. Bên cạnh đó phải thường xuyên rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản và cơ chế quản trị điều hành, đổi mới công tác nhân sự; Đề xuất phương án hoàn thiện chế độ tài chính nhằm đảm bảo nguồn tài chính thực hiện nhiệm vụ tham gia hiệu quả vào quá trình tái cơ cấu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi yếu kém, nhưng ưu tiên đảm bảo nguồn tài chính phục vụ công tác chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm; Xây dựng Đề án phát triển công nghệ thông tin phù hợp với Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…