Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc

Tân binh Trung Quốc
Tân binh Trung Quốc
(PLO) - Chiến dịch “bàn tay sạch”, diệt tận gốc “cả hổ lẫn ruồi” do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xướng đã làm nhiều quan chức cao cấp biến chất, đặc biệt là các vị chức sắc trong quân đội lần lượt bị “rơi rụng”. Chiến dịch này còn được giới bình luận cho rằng có hiệu quả “một mũi tên bắn nhiều đích”, trong đó một trong những mục đích là trong sạch quân đội.

“Người khổng lồ” chất lượng chưa ngang tầm

Theo Le Figaro, trước tiên là qua chiến dịch này, Trung Quốc sẽ hiện đại hóa được quân đội. Vào lúc mà cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới đang trên đà qua mặt Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng muốn tự trang bị một công cụ quân sự xứng với tầm vóc tham vọng của mình. Nhưng chính thái độ ngập ngừng của quân đội, nhất là lục quân, lại cản trở những cải cách mà ông Tập Cận Bình mong muốn thực hiện.
Le Figaro trích phân tích của giáo sư Ding Shuh-Fan, chuyên nghiên cứu về quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, thuộc trường Đại học Notre Dame (University of Notre Dame) tại Đài Bắc, cho rằng: “Vấn đề tham nhũng trong lòng quân đội rất là nghiêm trọng. Nhưng ông Tập tận dụng cơ hội sử dụng các cuộc điều tra về nạn lạm dụng công quỹ để gạt bỏ các đối tượng biến chất. Hiện tại, vẫn còn nhiều người phản đối các dự án cải cách, do những dự án này đe dọa rất nhiều đến quyền lợi của nhiều người, nhất là trong lục quân. Với việc điều tra chống lại ông Từ Tài Hậu, rất nhiều tướng lĩnh đã sợ và đành phải chấp nhận”.
Ông Tập Cận Bình có tham vọng biến đội quân do Mao Trạch Đông sáng lập thành một lực lượng có khả năng lao vào các mặt trận Thái Bình Dương, mạng Internet và cả trong không gian. Ngay trong kỳ Đại hội đảng lần 3, vào tháng 11/2013, ông Tập cam kết tăng cường sức mạnh cho quân đội, giải tán bớt những tiểu đoàn không tham chiến. Ý định của ông là giảm bớt vai trò của lục quân và tăng cường cho hải quân và không quân. Tiến hành hiện đại hóa cơ cấu chỉ huy bằng cách hình thành nhiều bộ tham mưu nằm dưới sự chỉ đạo của một bộ chỉ huy tập trung.
Sau ba lần thực hiện cải cách (1985, 1997 và 2003), quân số trong quân đội giảm một cách đáng kể từ 4 triệu xuống còn 2,3 triệu quân nhân. Tuy vậy, quân đội Trung Quốc vẫn là đội quân đông nhất hành tinh … được ví như là một người khổng lồ mà tính hiệu quả và chất lượng hoạt động vẫn chưa ngang tầm. Theo mô hình, quân đội Trung Quốc được phân chia theo bảy quân khu.
Việc tái phân định lại các vùng đang là trọng điểm trong dự án của ông Tập Cận Bình. Theo đánh giá của các nhà phân tích, đội quân mới mà ông Tập muốn đưa ra sẽ được chuẩn bị cho một cuộc đối đầu hiển nhiên với Nhật Bản – quốc gia có năng lực hải quân được cho là cao hơn của Trung Quốc nhiều.
Rộng hơn nữa là nhằm nắm lấy kiểm soát Biển Hoa Đông và Biển Đông, những nơi mà Bắc Kinh liên tiếp đòi hỏi chủ quyền. Nhận thức được sự thiếu vắng kinh nghiệm, bản thân Tập Cận Bình từng khẳng định rằng phải biến quân đội thành một lực lượng có “khả năng chiến đấu và thắng các cuộc chiến”.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Ding Shuh Fan, chuyên gia nghiên cứu thuộc đại học Notre Dame tại Đài Bắc, “để bảo vệ một cách hiệu quả các lợi ích của mình, quân đội có thể phải dựa vào hải quân. Nhưng bất chấp những tiến bộ được thực hiện trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc vẫn chưa có được trình độ cao nhất ngang tầm với những nhiệm vụ chiến đấu; chưa có được tầm vóc của đội quân hiện đại nhất, bất chấp những khoản ngân sách không ngừng gia tăng”.
Những con số ấn tượng
Chỉ trong vòng có vài tháng, ông Tập đã đưa ra một danh sách đầy ấn tượng những “con báo” mà ông săn được trong quân đội. Đứng đầu danh sách là ông Cốc Tuấn San (nguyên Tổng cục phó Hậu cần), và Từ Tài Hậu (cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương)…
Khám xét tại nhà tướng Cốc và tướng Từ, các nhà điều tra phát hiện cả một kho báu Alibaba chứa hàng trăm ký lô vàng ròng, nhiều bức tượng Phật hay tượng Mao Trạch Đông được đúc bằng vàng khối hay bằng ngọc thạch, hàng chục chiếc ngà voi hay tấm da hổ quý vùng đông bắc Trung Quốc, đồ cổ, bức họa, bức thư pháp cổ thời Tần, Tống, Minh… và hàng ngàn két rượu Mao đài.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Xinhua)
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Xinhua)
Theo tiết lộ của tuần san Hồng Kông Phoenix, những khoản lợi bất hợp pháp thu được tại nhà tướng Cốc lên đến 30 tỉ nhân dân tệ (tương đương với 4 tỉ euro). Ông này còn sở hữu một khu dinh cơ sang trọng, được thiết kế theo mô hình Tử Cấm thành tại tỉnh Hà Nam. Lực lượng an ninh phải mất ít nhất hai đêm, sử dụng đến 4 chiếc xe quân sự chở khoảng 20 binh sĩ để khuân vác toàn bộ kho báu của Cốc Tuấn San.
Tại nhà tướng Từ Tài Hậu, các nhà điều tra còn tìm thấy một tấn tiền mặt bằng USD, euro và nhân dân tệ. Để có thể chuyển hết kho báu của tướng Từ, hàng chục xe quân sự đã phải được huy động. Cả hai tướng Từ Tài Hậu và Cốc Tuấn San, đều đã bị cách chức và khai trừ khỏi đảng cũng như quân đội, sắp tới đây sẽ bị đưa ra xét xử trước tòa án quân sự với các tội danh tham ô, lạm dụng quyền lực.
Theo Le Figaro, chống tham nhũng trong quân đội đã từng được thực hiện trong những năm 1990 bằng cách cấm quân đội làm kinh doanh. Thế nhưng, do thiếu các biện pháp kiểm soát đã dẫn đến những hành động sai lệch, làm tổn hại đến thanh danh của quân đội. Đến mức ông Tập Cận Bình ra lệnh cấm quan chức nhà nước mua xe hãng nước ngoài. Vào tháng 09/2014 vừa qua, nhân cuộc điều tra nội bộ, quân đội Trung Quốc phát hiện ra rằng nhân sự của mình đã chiếm hữu “một cách phi pháp” hơn 8100 chỗ ở và 25000 phương tiện giao thông.
“Một mũi tên trúng nhiều đích”
Chiến dịch chống tham nhũng thực tế bao phủ một phạm vi rất rộng lớn. Nó nhắm tới "cả hổ lẫn ruồi", hay nói một cách khác là mọi quan chức lớn nhỏ ở Trung Quốc. Trung bình mỗi tháng có tới 10.000 cán bộ "bị điều tra", theo Xinhua.
“Con hổ” lớn nhất tính đến thời điểm này là Chu Vĩnh Khang, người mà chỉ vài năm trước vẫn được coi là một trong số những quan chức quyền lực và đáng sợ nhất Trung Quốc. Với tư cách giám đốc cơ quan an ninh nội bộ Trung Quốc, ủy viên thường trực Bộ Chính trị, Chu có khả năng thao túng một nguồn tiền còn lớn hơn cả ngân sách dành cho quân đội.
Chu hiện bị bắt giữ để điều tra với các cáo buộc "tiết lộ bí mật quốc gia; lợi dụng quyền lực để giúp người thân, tình nhân và bạn bè thu những khoản lợi lớn từ hoạt động kinh doanh, gây tổn thất nặng nề đối với các tài sản của nhà nước; có quan hệ tình cảm với nhiều phụ nữ, trao đổi quyền lực lấy tình dục và tiền".
"Con hổ lớn" khác: Ngay trước lễ Giáng sinh, cơ quan chống tham nhũng thông báo ông Lệnh Kế Hoạch, cựu cố vấn thân cận của ông Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trung Quốc tiền nhiệm, cũng đang bị điều tra vì nghi ngờ "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".  Trước chiến dịch của ông Tập, những quan chức cấp cao này thường được xem như "bất khả xâm phạm", miễn nhiễm trước pháp luật, theo NBC News.
Chiến dịch chống tham nhũng đi kèm với hàng loạt động thái chi tiêu thắt lưng buộc bụng cũng đã gây ra nhiều tác động gián tiếp tới đời sống xã hội cũng như nền kinh tế Trung Quốc. Doanh thu của các mặt hàng xa xỉ như vi cá mập hay rượu quý, vốn được giới quan chức ưa thích, đã giảm đáng kể. Theo cuộc khảo sát của Caixin, tạp chí về kinh doanh, có trụ sở tại Bắc Kinh, hai phần ba số cán bộ được hỏi cho biết họ hiện không muốn đưa ra bất kỳ quyết định nào vì "sợ làm sai gì đó". Điều này cho thấy, giới quan chức rõ ràng đã nâng cao cảnh giác hơn.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan giám sát chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc, mới mở hẳn một kênh đặc biệt trên trang chủ để đăng tải những thông tin liên quan đến những quan chức trốn chạy ra nước ngoài hoặc đang che giấu tài sản. Tháng 12 năm ngoái, cơ quan này còn phát sóng một chương trình định kỳ gồm bốn phần, phơi bày cuộc sống xa hoa của các quan chức tham nhũng.
Theo các nhà phân tích, nỗ lực chống tham nhũng của Chủ tịch Tập cũng phải song hành với việc dập tắt những mối bất đồng về ý kiến chính trị; cũng như suy nghĩ cho rằng việc loại bỏ “luật bất thành văn” về quyền miễn bị trừng phạt đối với các quan chức cấp cao là một trò đùa. Một chuyên gia nhận định, với chiến dịch chống tham nhũng, Chủ tịch Tập "đang chơi một ván cờ dài" mà mục tiêu cuối cùng là mang tới sự bền vững và minh bạch về pháp lý cho hệ thống chính quyền./.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.