Chiêm ngưỡng Vương cung thánh đường La Vang

Chiêm ngưỡng Vương cung  thánh đường La Vang
(PLO) - Miền đất lửa Quảng Trị không chỉ nổi tiếng bởi các di tích gắn với lịch sử giải phóng dân tộc của đất nước, mà còn được nhắc đến nhiều với điểm đến Thánh địa La Vang linh thiêng. Thánh địa La Vang tọa lạc tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là một địa chỉ văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng, đặc biệt đối với đồng bào Công giáo Việt Nam.

Từ lâu, thánh địa La Vang không chỉ là nơi hành hương của các tín đồ, mà còn là nơi tôn phong sự hiển linh cho đức tin của đồng bào Công giáo. Nơi đây còn được gọi là  “Tiểu vương cung thánh đường La Vang”. Trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, thời gian, đến nay Thánh địa La Vang dường như tỏa hết nét đẹp cổ kính của mình dưới một góc trời Hải Lăng – Quảng Trị. 

Kiến trúc của nhà thờ ở đây tuân thủ theo lối kiến trúc truyền thống của các công trình xây dựng nhà thờ Công giáo. Tuy nhiên, màu rêu phong của nhà thờ đã chấm phá nên nét riêng biệt khiến ai nhìn thấy lần đầu tiên cũng dễ dàng liên tưởng ngay đến sự thăng trầm của lịch sử, không chỉ riêng mỗi thánh địa mà còn cả một khoảng thời gian đầy sự kiện trong quá khứ.

Thánh địa La Vang luôn chứng minh được sức hút của mình với tín đồ Công giáo cả trong tỉnh lẫn các tỉnh, thành trên cả nước. Vì thế, để phục vụ cho các hoạt động tín ngưỡng của đồng bào Công giáo tại đây, vào năm 2008 chính quyền địa phương cũng tiến hành cấp thêm diện tích đất cho thánh địa. Đến năm 2012, thánh địa cũng đã hoàn thành việc xây mới Vương cung Thánh đường, từ đó mở rộng quy mô sức chứa lên hơn 5.000 tín đồ trong cùng diện tích thánh địa.

Tuy nhiên, điều làm nên tầm vóc của Thánh địa La Vang không chỉ nằm ở quy mô, hay khối kiến trúc độc đáo mà đó chính là sự linh hiển của La Vang trong đức tin của người Công giáo. Trước kia, vào năm 1798, dưới triều Vua Cảnh Thịnh, lệnh cấm đạo Công giáo được ban hành. Bấy giờ, để tạm lánh, các tín đồ Công giáo phải  lánh mặt tận khu núi rừng La Vang.

Những tháng ngày sống trong rừng rậm, hiểm nguy, các tín đồ Công giáo phải chịu nhiều vất vả nhưng vẫn kiên trì bám trụ với niềm tin đức Chúa. Tại khu vực núi non hiểm trở này, đồng bào Công giáo thường quy tụ dưới gốc cây cổ thụ để cầu Đức Mẹ ban phước lành. Rồi một ngày nọ, họ nhìn thấy Đức Mẹ hiển linh, Đức Mẹ còn giúp đồng bào tín hữu vượt qua các căn bệnh nơi rừng thiêng nước độc. Vì thế, sau này người ta xây dựng nhà thờ La Vang ngay dưới gốc cây cổ thụ và tin tưởng tuyệt đối vào sự linh thiêng nơi thánh địa.

Hàng năm, ngày 15/8 là thời điểm các con chiên ngoan đạo và du khách  hành hương từ mọi nơi tụ hội về Thánh địa La Vang. Thời điểm này là rực rỡ nhất và sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó phai về một địa chỉ du lịch mang giá trị văn hóa tôn giáo đặc biệt, mà không phải ở địa phương nào cũng có.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.