Chiếc thống “độc địa” vừa mang bi kịch, vừa cứu gia đình “quý tộc hết thời” sống qua ngày bần hàn

Gia đình giàu có đến mức cha mẹ từng bỏ ra số tiền ngang giá cả căn nhà mặt phố để mua lấy một chiếc thống cổ, thế nhưng trong dòng đời chẳng ai học được chữ ngờ, bảo vật của gia đình cuối cùng lại được đổi lấy đồ ăn thức uống hàng ngày khi gia đình lụn bại. Ông Lê Quang Bích (ngụ phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nay đã gần tuổi thất thập vẫn đau đớn thực hiện ước nguyện của mẹ là tích cóp tiền tìm chuộc lại chiếc thống “độc địa” ngày xưa gia đình ông đã từng gắn bó - ước nguyện mà đời ông chẳng biết có còn có thể thực hiện?...

Gia đình giàu có đến mức cha mẹ từng bỏ ra số tiền ngang giá cả căn nhà mặt phố để mua lấy một chiếc thống cổ, thế nhưng trong dòng đời chẳng ai học được chữ ngờ, bảo vật của gia đình cuối cùng lại được đổi lấy đồ ăn thức uống hàng ngày khi gia đình lụn bại. Ông Lê Quang Bích (ngụ phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nay đã gần tuổi thất thập vẫn đau đớn thực hiện ước nguyện của mẹ là tích cóp tiền tìm chuộc lại chiếc thống “độc địa” ngày xưa gia đình ông đã từng gắn bó - ước nguyện mà đời ông chẳng biết có còn có thể thực hiện?

Đập nát… nửa căn nhà mặt phố

Sinh năm 1943 tại một căn nhà cổ trên phố Cầu Gỗ, ông Bích còn nhớ như in khung cảnh của phố cổ, những nếp sinh hoạt của người Hà Nội xưa. Ấn tượng sâu đậm nhất trong ông là hình ảnh người cha, một công chức của sở Kiến trúc và Thủy lợi (sau này thành công chức lưu dung, phục vụ chính quyền cách mạng) có thú chơi đồ cổ. Câu chuyện được giới sành đồ cổ Hà Nội lưu truyền như giai thoại, cũng là câu chuyện gắn bó với gia đình ông, đó là khoảng năm 1949, ông cụ nghe người mách có một gia đình ở Thanh Trì muốn bán một đôi thống (một loại chậu thấp, miệng rộng, dùng trồng hoa hoặc bày trang trí nhà cửa). Những năm loạn lạc, người Hà Nội thường ít người dám bỏ tiền ra để mua những món cổ vật có giá trị vì điều kiện chiến tranh, nay đi, mai ở… Nhưng ông đã bỏ ra tới 60 ngàn tiền Đông Dương để mua đôi thống cổ, trong khi lúc đó cả ngôi nhà giữa phố Cầu Gỗ của ông cũng chỉ có giá khoảng 70 ngàn đồng.

Ảnh m
Ảnh minh họa.

Ông Bích nghe kể lại, người bán đôi thống cũng là người vì không còn sự lựa chọn nào nên mới “dứt ruột” bán đi, bán rồi vẫn hi vọng sau này có điều kiện sẽ chuộc lại “cố nhân”. Nhưng, trước ánh mắt còn ngơ ngẩn vì tiếc nuối của người chủ cũ, cha ông đã thẳng tay giơ cao và “choang”, một trong hai chiếc thống quý giá vỡ tan. Người chủ cũ và những người chứng kiến tiếc đứt ruột, trợn tròn mắt không hiểu sao ông cụ lại cư xử lạ lùng như thế. Lúc đó, ông cụ mới thong thả nói với chủ cũ: “Ông bỏ lỗi cho tôi. Ông đã dành cho tôi ưu ái được sở hữu vật quý này thì cũng cho tôi cái quyền định đoạt số phận của nó. Mỗi người có một thú chơi. Ông giữ một đôi thì rất đáng quý, nhưng tôi muốn tôi là người độc nhất giữ một chiếc thống. Nếu để có đôi thì sợ khó giữ hơn có một. Chỉ mình tôi có được cổ vật này thôi, không có người khác có cơ hội nữa”. Như vậy, chỉ với một cái giơ tay, ông cụ đã đập nát nửa căn nhà mặt phố Hà Thành.

Ông cụ mất năm 1957, để lại một gia tài khổng lồ với những cổ vật như thống cổ, đĩa sứ, sập gụ, lộc bình, trong đó quý nhất là chiếc thống “lẻ đôi”… Người trụ cột trong gia đình qua đời, bà mẹ thì yếu đuối, trước đây chỉ quen việc nội trợ, giờ phải bươn chải buôn rau từ chợ Đồng Xuân về phố Cầu Gỗ để nuôi 8 người con. Những cổ vật trong gia đình cứ lần lượt “đội nón ra đi”… Mùa đông năm 1972, gia sản nhà ông Bích chỉ còn duy nhất chiếc thống cổ. Trong cái giá rét của những ngày cuối đông và nỗi túng quẫn của cảnh góa bụa nuôi con, bà cụ đã quyết định bán cái thống để có tiền trang trải nợ nần và lo một cái Tết đầm ấm cho các con.

Số phận lận đận của chiếc thống cổ

Ngày 23 tháng Chạp năm ấy, ông Bích – người con trai duy nhất trong nhà được mẹ gọi lên bàn chuyện bán chiếc thống cổ. Kỷ vật cuối cùng của người cha đã được một vị khách hỏi mua. Bà cụ Tạo vẫn ngần ngừ, không muốn chia tay với kỷ vật gắn liền với giai thoại về người chồng đã khuất... Người khách năn nỉ mãi, bà cụ đành chấp nhận để lại cho ông khách lạ với giá 10 cây vàng, đặt trước 5 cây vàng. Người khách hẹn hai ngày sau quay lại sẽ trả nốt số vàng rồi mang chiếc thống về. Bà cụ cẩn thận gói kỹ số vàng trong một vuông lụa, cất đi, đợi người khách lạ quay lại. Hai ngày sau không thấy ông khách quay lại. Qua Tết, sang Giêng cũng không thấy tăm hơi ông khách lạ. Một năm, hai năm… người khách vẫn biệt vô âm tín.

Gia đình ông Bích vẫn trong cảnh chạy ăn từng bữa, nhưng số vàng kia mẹ ông tuyệt đối không tơ hào. “Mình đã bán cho người ta đâu mà dám tiêu?”, bà cụ cứ đinh ninh một điều như thế và chờ đợi.

Đến Tết năm thứ ba, lại có một người khách sang trọng lại đến đặt vấn đề mua chiếc thống. Lần này, cảnh nhà đã túng thiếu lắm, ông Bích quyết định để lại chiếc thống cho khách với giá 15 cây vàng. Với thời giá lúc đó, một chiếc xe gắn máy chỉ chưa tới một cây vàng, số tiền 15 cây vàng có thể đảm bảo đời sống sung túc cho cả đại gia đình. “Tiền trao, cháo múc”, cổ vật được khách mang đi. Cả gia đình ông mắt rưng rưng lệ như khi chia tay một “thành viên” hàng chục năm gắn bó trong nhà.

Mùng bốn Tết, chỉ vài ngày sau khi chiếc thống được bán đi, gia đình ông Bích đón một người khách quen. Chính là người năm xưa đã đặt 5 cây vàng chỉ để… ngắm chiếc thống một lần. Bà cụ mang đúng vuông khăn gói 5 cây vàng năm xưa ra trả lại, nhưng người khách nhất quyết… không nhận. “Số con bạc phận không có duyên để dùng cái thống. Con không gom đủ tiền, không quay lại trả tiền cụ đúng hẹn thì nay con không dám nhận lại số tiền này nữa. Con chỉ quay lại để xin ngắm chiếc thống một lần nhưng cụ đã bán rồi thì thôi”, ông Bích thuật lại lời vị khách. Bà mẹ ông dứt khoát không nghe, khăng khăng trả lại số tiền. Hai bên giằng co hơn nửa tiếng đồng hồ, ông khách mới mở gói lụa ra, nói: “Cụ đã nói vậy thì con xin nhận”. Ông khách nhón lấy một chiếc nhẫn đeo vào tay, rồi lại bọc lại gói vàng: “Cụ đã cho thì con nhận vậy thôi. Còn tiền này không phải của con, vì con đã không giữ chữ tín nên đây là của cụ”. Người khách lạ ăn mặc xuềnh xoàng đứng lên, bước vội ra cửa, bỏ lại 49 chỉ vàng.

Số tiền 19,9 cây vàng, trong đó có 4,9 cây vàng “từ trên trời rơi xuống” đã giúp cho cả gia đình ông sống qua được giai đoạn khó khăn, các anh chị em ông đều được học hành đến nơi đến chốn.

Hàng chục năm sau khi chia tay chiếc thống, nay ông ngẫm lại mới thấy nhiều biến cố lớn xảy đến với gia đình ông từ đó và chẳng biết chuyện bán chiếc thống có liên quan gì không. Chuyện con trai độc đinh của ông – cháu đích tôn của dòng họ qua đời là biến cố lớn nhất. “Con trai tôi khi đó vừa lên năm, con gái lên ba tuổi. Tôi là con trai duy nhất của một gia đình có 7 chị em gái, cháu lại là con trai đầu của tôi, nên cả nhà ai cũng cưng chiều nó”, ông Bích kể lại.

Hè năm 1977, hai người con của ông Bích từ lên chơi ở cơ quan bố. Ông lên bệnh xá cơ quan xin thuốc tẩy giun cho hai con, nhưng người y sĩ ở đó đã sơ ý đưa cho ông thuốc Nivakin – một loại thuốc chống sốt rét ác tính. Thuốc này người lớn chỉ được dùng một viên một lần, nhưng hai con ông Bích đã uống tới ba viên, tương đương với một liều thuốc cực độc. Đứa con trai độc nhất của ông đã ra đi ngay sau khi uống thuốc. Đứa con gái may mắn được bệnh viện cứu thoát chết. Ông Bích như người phát điên phát rồ, phải xin chuyển từ Vĩnh Phúc về Hà Nội làm việc. Nhưng những ngày tháng đi dạy, cũng những lớp học với bảng đen phấn trắng, cảnh cũ đập vào mắt, ông như sống lại thời điểm ông đứng trên bục giảng mà nhận tin con trai mất, con gái nhập viện cấp cứu. Ông tâm sự đau đớn không chịu đựng được nên xin chuyển ngành rồi vùi đầu vào học thêm, làm thêm đủ thứ việc để gượng dậy sau nỗi đau riêng.

Hàng chục năm sau, khi cuộc sống đã khá hơn những ngày xưa lụn bại, ông Bích vẫn cố công tìm lại người đã mua chiếc thống có quá nhiều duyên nợ với gia đình. Chiếc thống quý giá và “độc địa” đã trở thành một ám ảnh với ông. Ông bảo: “Mẹ tôi mất năm 2004, bà dặn tôi cố gắng đi tìm lại xem cái thống đó còn hay mất. Gia đình tôi nhờ thứ bảo vật đó mà sống được qua giai đoạn khó khăn, cũng vì chia tay nó mà gặp biến cố nên tôi sẽ cố đi tìm. Nếu nó còn ở Hà Nội này, không chóng thì chày, tôi sẽ tìm được”.

Phương Phương

Tin cùng chuyên mục

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".