Chiếc dao trong cặp sách bé gái và án mạng đau lòng cha giết mẹ

Tòa tuyên bị cáo mức án chung thân
Tòa tuyên bị cáo mức án chung thân
(PLO) -“Một mạng phải đền một mạng, tui mới vừa lòng. Tù chung thân, cải tạo tốt cũng được tha về. Lúc đó, gia đình tui sao sống yên được với hắn. Tui phải kháng cáo. Phải kiện đến khi nào hắn bị tuyên tử hình, tui mới cam lòng”. Mẹ nạn nhân (cũng là mẹ vợ cũ của bị cáo) uất ức sau khi nghe tòa tuyên án.
 

Cắt cổ vợ cũ

Mới sáng sớm, những dòng người đã tấp nập kéo về UBND phường Hương Sơ để dự phiên tòa lưu động xét xử vụ án “giết người”, do TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành. Bị cáo là Ngô Ngọc Thạnh, 29 tuổi, ngụ tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bị hại trong vụ án chính là vợ cũ của Thạnh. Cả hai đã ly hôn 1 năm trước khi Thạnh gây án.

Hồ sơ vụ án thể hiện, bị cáo và bị hại kết hôn vào năm 2012. Năm đó, cả hai sinh được một cô con gái. Đến cuối năm 2015, hai người ly hôn. Bị cáo được giao quyền nuôi con. Sau khi ly hôn, Thạnh đưa con gái ra tỉnh Hà Nam để làm ăn.

Khoảng đầu tháng 10/2016, cháu bé về Huế ở với mẹ được 1 tuần thì được mẹ đưa về ở với ông bà nội (là cha mẹ bị cáo). Thạnh điện thoại cho vợ cũ bảo đem con ra cho bị cáo nuôi. Nhưng bị hại không đem. Bị cáo tức nên bảo vợ cũ, nếu trong 1 tuần không đem con ra, Thạnh sẽ vào “đấm chết”. Tối 26/10/2016, Thạnh đón xe khách từ Hà Nam vào Huế với mục đích gặp vợ cũ để giải quyết mâu thuẫn.

Sáng ngày 27/10/2016, bị cáo chở theo con gái đến quán chè nơi bị hại làm việc ở trung tâm thành phố Huế. Do không gặp, bị cáo mượn điện thoại gọi cho vợ cũ, hẹn chiều tối sẽ đến gặp để giải quyết việc liên quan đến nuôi con.

Buổi chiều, Thạnh lấy 1 cây dao để trong cặp đi học của con gái, rồi chở con gái đến chỗ mẹ bé đang làm việc. Tại đây, cả hai xảy ra cãi vã. Bị hại cầm con dao trong quán, đưa qua đưa lại để đuổi bị cáo về. Con dao trúng vào ngực và tay bị cáo làm chảy máu.

Bị cáo liền lấy cây dao trong túi xách mình mang theo, đâm nhiều nhát trúng vào vai, mặt, cổ, ngực của bị hại. Bị hại và bị cáo giằng co qua lại, nên cả hai ngã xuống nền xi măng. Con dao bị cáo đang cầm trên tay va vào nền nhà nên gãy mất một phần lưỡi. 

Thạnh đè lên người vợ cũ, dùng con dao gãy tiếp tục đâm vào cổ, đầu và đâm thêm nhiều nhát trúng vào vai bị hại. Bị đâm nhiều nhát, bị hại liền kêu cứu. Nghe tiếng vợ cũ kêu cứu, Thạnh liền vứt cây dao gãy xuống đất, chồm qua giật cây dao nạn nhân đang cầm trong tay rồi cắt cổ vợ cũ. Gây án xong, Thạnh ra lấy xe máy chở con gái về nhà rồi đến công an đầu thú. Nạn nhân sau đó được đưa đến bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu. Do vết thương quá nặng nên 1 tuần sau nạn nhân đã qua đời.

“Bị cáo không đâm vào đầu và mặt bị hại. Vết thương đó là do cả hai giằng co qua lại, con dao va trúng”. Bị cáo phản đối chi tiết trong cáo trạng mà viện kiểm sát công bố. Vị chủ tọa cho rằng, vết thương trên đầu và mặt bị hại, đã được bác sĩ giám định kỹ. Ở Trán và cằm đều là vết thương 7 cm, hướng vòng cung trước ra sau, nên không thể là do quơ dao được.

Quá trình khai về hành vi gây án, bị cáo líu ríu phân bua, nói mình chỉ đâm vợ cũ nhè nhè. Mẹ bị hại ngồi bên dưới liền gào lên: “Đâm nhẹ, răng con tau chết. Trả lại con cho tau”. Bà nhìn bị cáo trừng trừng, sau đó òa khóc.

Bị cáo khai, sau khi ly hôn, bị cáo nuôi con. Sau đó, vì phải thay đổi chổ ở, phải đi tỉnh khác làm thuê, nên bị cáo nhờ vợ cũ nuôi con giúp. Bị hại đồng ý. Nhưng chỉ mới nuôi con được một tuần, vợ cũ lại mang con gái về nhà cha mẹ bị cáo “trả” lại. “Cô ấy nói không thể nuôi con, vì sợ cha mẹ cô ấy la. Bị cáo nói con mình thì mình nuôi, sao lại sợ cha mẹ.

Bị cáo nói với cô ấy: “Vì răng em đã hứa nuôi con giúp anh một thời gian, giờ lại không giữ lời. Nếu em không nuôi được, thì đem con ra lại cho anh”. Nhưng cô ấy không đem ra, còn thách thức bị cáo, nên bị cáo rất giận”, bị cáo khai.

“Vì sao khi đi gặp bị hại, bị cáo lại mang theo dao?”, tòa hỏi. Bị cáo nói thời gian chung sống với bị hại, tính bị hại rất nóng nãy, lúc giận dữ, hễ gặp thứ gì trước mặt đều ném vỡ thứ đó. Có lần mâu thuẫn, bị cáo còn bị vợ cầm dao đâm. “Bị cáo biết cô ấy thường cầm dao uy hiếp bị cáo, khi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Nên hôm đó bị cáo cầm theo dao để thủ thế. Nếu bị hại rút dao, bị cáo sẽ lấy dao ra chống đỡ”. Nghe đến đây, gia đình bị hại lại rần rần la ó, bảo bị cáo vu khống cho vợ, bôi xấu người đã khuất.

Mẹ bị hại cho hay nhà bị cáo và nhà bà ở cùng một thôn. Nhưng lớn lên, bị cáo đi làm ăn xa, nên gia đình bà cũng như đứa con gái của bà chẳng hiểu rõ tâm tính bị cáo. Con gái bà yêu bị cáo, cả hai nguyện ý kết hôn, gia đình bà cũng đồng ý. Nhưng mới ăn hỏi xong, ngày cưới còn chưa kịp định, con gái bà đã thường xuyên bị bị cáo đánh đập. Thấy vậy, nên gia đình bà bưng cau trầu rượu sang nhà trai, xin trả lễ, thôi không cưới hỏi nữa.

“Biết gia đình tui không cho cưới. Hắn cầm chai thuốc rầy sang nhà tui, quỳ xuống khóc lóc. Bảo nếu không đồng ý để hai đứa ở cùng một chổ, hắn sẽ uống chai thuốc tự tử. Sợ có án mạng, nên tui đành gật đầu. Con gái tui lúc đó cũng nhẹ dạ, nghe hắn dỗ ngọt vài câu liền theo”, mẹ bị hại nói.

Bị cáo và bị hại dẫn nhau vào Nam làm ăn, đến lúc bị hại mang thai, cả hai mới về quê. Sau khi sinh nở, cả hai đi đăng ký kết hôn, chính thức thành vợ chồng, bỏ qua nghi lễ cưới hỏi truyền thống.

Chị gái nạn nhân cho hay, bị cáo thường xuyên đánh đập vợ. Thấy em mình suốt ngày bị chồng bạo hành, chị không chịu được, nên “dụ” vợ chồng em gái về Đồng Nai sinh sống, làm ăn. “Ít ra sống cạnh nhà, có chị có em, hắn cũng “dờm” tay, bớt đánh đập vợ. Không ngờ hắn cứ chứng nào tật nấy. Bị đánh đập chịu không nổi, em gái tui mới bồng con bỏ đi cả tháng.

Tui gọi điện kêu nó về, không ở được thì ly dị. Chứ bồng con đi trốn, lỡ thằng chồng tìm được, hắn giết chết mất. Em tui yêu cầu ly hôn, nhưng hắn không chịu. Cuối cùng con bé đành chấp nhận giao con cho chồng, thì hắn mới đồng ý ký giấy ly hôn. Có người mẹ nào mà không thương con, không muốn nuôi con. Em tui cũng vì quá thương con, nên mới chết”.

Chị này bảo, do bị cáo có ý định quay lại với vợ cũ, nên em gái chị dù thương con, nhưng cũng đành trả con lại cho ông bà nội của đứa bé vì không muốn dây dưa với người chồng cũ. Nhưng không ngờ, kết cục lại bi thảm đến thế.

Nhân chứng nói gì?

Nhân chứng trong vụ án là chủ quán chè nơi nạn nhân làm việc cho biết, lúc thấy bị cáo và bị hại xô xác, lại thấy có dao nên ông sợ, không dám xông vào can ngăn mà phải chạy ra ngoài kêu cứu: “Tui kêu cứu đến khản giọng, nhưng cũng không có ai đến giúp. Hoảng quá, tui quay vào trong, đã thấy bị cáo vung dao tới tấp lên người nạn nhân. Tui quỳ xuống lạy anh Thạnh dừng tay lại nhưng anh vẫn không dừng”.  

Tòa hỏi bị cáo, sao lúc đâm bị hại ngã xuống, không dừng lại, không giật dao chạy, còn cắt cổ bị hại? Bị cáo nói do bị cáo bức xúc quá, không làm chủ được. “Khi nào thì bị cáo biết bị hại mất?”. “Dạ ngày 3/11. Lúc đó bị cáo đang ở trại tạm giam. Là cán bộ trong trại nói cho bị cáo biết”. “Bị cáo có hối hận về hành vi của mình không?”. “Dạ bị cáo rất hối hận”.

Theo luật sư (chỉ định) bào chữa cho bị cáo, bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự. Nếu lúc đầu, bị hại không dùng dao trước, thì đã không có sự việc đáng tiếc xảy ra. Việc truy tố hành vi của bị cáo có tính chất côn đồ là không thỏa đáng.

Luật sư còn chưa nói xong, mẹ bị cáo đã đứng bật dây, đòi ý kiến. Nhưng chủ tọa không đồng ý. “Mọi người rất hiểu bức xúc của bà. Hội đồng đang xét xử, trừng trị hành vi của bị cáo, đem lại công bằng cho gia đình bà. Bà phải giữ trật tự, nếu chưa được hội đồng xét xử cho phép, thì không được phát biểu”. Mẹ bị hại ấm ức ngồi xuống, không quên lầm bầm: “Tôi uất ức lắm. Tòa phải cho tôi nói, để tôi thỏa mãn”.

Đối đáp với luật sư, viện kiểm sát cho rằng, hành vi côn đồ không liên quan đến nhân thân của bị cáo. Viện kiểm sát truy tố hành vi côn đồ của bị cáo, không dựa vào nhân thân. Có trường hợp bị cáo là một người côn đồ, nhưng hành vi không mang tính côn đồ, thì vẫn không bị truy tố điểm côn đồ, và ngược lại. Trong vụ án này, bị hại đã kêu cứu, nhưng bị cáo vẫn không dừng tay. Chứng tỏ bị cáo muốn tước đoạt tính mạng của bị hại nên tính côn đồ rất rõ ràng”.

Tòa hỏi gia đình bị hại có yêu cầu gì, mẹ bị cáo nói yêu cầu tòa xử đúng người đúng tội. Rồi bà bức xúc bảo, từ ngày trả con cho bị cáo, gia đình bà không ngày nào ăn yên ở yên. Con gái bà thương con, nhớ con, bồng con về thăm, chưa kịp mang trả, bị cáo đã dọa: “Đem con vô không tau ra giết cả nhà”.

Sáng đó bị cáo vô nhà bà, đòi chém đòi giết cả nhà bà. Gia đình bà phải báo lên chính quyền xã. Buổi chiều bị cáo cũng vào đòi chém đòi giết, gia đình bà vừa sợ vừa tức, lại lục tục đi báo công an. Nói đoạn, bà chỉ vào mặt bị cáo, nói trong uất ức:

“Con tui vì thương con quá mà chết. Con bé thương con đến đứt ruột đứt gan mà đành cắn răng giao con cho mi nuôi để yên ổn mà sống. Con mi cũng giành, chi mi cũng giành, cũng cướp hết. Giờ tính mạng của nó, mi cũng cướp luôn”.  

Tòa tuyên phạt bị cáo mức án tù chung thân. Mẹ bị hại giãy nảy. “Mạng phải đền mạng, tui mới vừa lòng. Tù chung thân rồi cũng có ngày về. Lúc đó gia đình tui sao sống yên với hắn. Tui sẽ kháng cáo”.

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.