Quan sát bên ngoài rau muống: Rau muống nhiễm chì có lá màu xanh đen do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng trong đó có chì. Thân rau muống to hơn bình thường, cứng hơn so với rau muống sạch.
Nếm mùi vị: Đối với rau muống nhiễm chì khi ăn có vị chát không ngọt, và mùi hơi hắc trong khi đó rau muống thường có vị ngọt mát.
Nhận biết khi đã qua chế biến: Rau muống nhiễm chì khi rửa sẽ có nhiều bong bóng nổi lên. Khi luộc rau muống, nếu nước luộc có màu xanh nhạt nhưng sau khi để nguội nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen, có kết tủa đen, thì đó là rau muống đã bị nhiễm độc chì.
Hoặc thông thường, bát canh rau muống sau khi luộc nếu vắt chanh vào sẽ chuyển sang màu hanh vàng và hơi trong. Nguyên nhân là do chanh tươi làm chết đi chất diệp lục và làm chuyển màu nước. Còn nếu nước luộc rau muống chuyển sang xanh đen và khi vắt chanh vào nước vẫn không thay đổi màu sắc thì đó là rau muống đã nhiễm chì.
Nhận biết bằng cảm quan: Khi quan sát bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận thấy rau muống bị nhiễm chì thường có thân to, lá cứng hơn so với rau muống sạch. Đồng thời, lá của muống bị nhiễm chì thường có màu xanh đen, thân cây cũng giòn hơn bình thường.
Lưu ý khi mua rau muống
Theo các chuyên gia Y tế, rau muống ngon nhất khi vào đúng vụ tầm tháng 4 đến tháng 6. Bạn nên chọn mua rau muống đúng thời vụ.
Vì vậy, để có món rau muống an toàn, người mua không nên chọn những bó rau có cọng quá to bất thường, lá xanh mướt, nhìn từ xa óng ánh, cọng giòn, lá màu xanh sẫm.
Người tiêu dùng nên chọn mua những mớ rau muống ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng và màu xanh bình thường. Khi ngắt, cuống rau có vết nhựa loãng còn khi ăn lại giòn, ngon. Ngoài ra, trước khi chế biến rau nên rửa nhiều lần bằng nước sạch và ngâm rau trong nước muối để giảm nồng độ các chất hóa học còn bám dính.