Chị em U40 không nên tự “chẩn đoán” bổ sung hoóc - môn

GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng.
GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng.
(PLO) - Ở độ tuổi trên dưới 40, người phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh, hàng loạt vấn đề sức khoẻ phát sinh do sự suy yếu của trục thần kinh - nội tiết gồm não bộ, tuyến yên và buồng trứng là các cơ quan kiểm soát toàn diện bộ hoóc-môn nữ. GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM khuyên chị em phụ nữ không nên tùy tiện bổ sung hoóc-môn có thể gây hại cho cơ thể
GS Phượng cho biết, khi bước vào tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh, các triệu chứng thường gặp nhất ở chị em là những cơn bốc nóng mặt, cổ, tần suất có thể lên đến 60-85% và kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Đi kèm là tình trạng vã mồ hôi ban đêm và mất ngủ, da nhăn nheo, tóc mỏng rụng, mệt mỏi, dễ nóng giận. Nặng hơn là suy nhược thần kinh. Về sinh lý, âm đạo khô teo khiến chị em đau rát khi quan hệ, giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm khiến cuộc sống dường như tụt dốc toàn bộ. 
Với nhiều chị em, các triệu chứng nói trên có thể gây khó chịu đến mức bản thân cứ ngỡ mình mắc bệnh “nan y”, khám đi khám lại nhiều lần vẫn lo bác sĩ bỏ sót bệnh. Theo GS Phượng, bình thường, người phụ nữ chỉ có thể khỏe đẹp khi bộ hoóc-môn nữ trong cơ thể được sản xuất một cách đầy đủ, hài hòa. Từ hoóc-môn hướng sinh dục GnRH của não bộ, hoóc-môn truyền tin FSH, LH của tuyến yên đến các hoóc-môn buồng trứng như estrogen giúp tạo nên những đặc trưng giới tính nữ. 
Chẳng hạn như hoóc-môn progesterone giúp ức chế tác động của estrogen khi cần thiết để giảm nguy cơ ung thư, testosterone tạo ra ham muốn. Tất cả phải cùng hoạt động nhịp nhàng, đúng lúc để mang lại một sức khỏe, sinh lý toàn diện cho phái đẹp.
Theo đó, hệ trục “thần kinh - nội tiết” được ví như “người nhạc trưởng” chỉ huy dàn nhạc các hoóc-môn nữ một cách tài tình. Trong hệ trục, buồng trứng nhận các xung động mệnh lệnh từ não bộ - tuyến yên để sản xuất đầy đủ số lượng các hoóc-môn cần thiết cho cơ thể. Nếu một hay vài hoóc-môn bị thiếu hụt hay dư thừa, buồng trứng sẽ phản hồi về để não bộ chỉ huy điều chỉnh các xung động ngừng hay sản xuất thêm những hormone cần thiết. Cơ chế “ra mệnh lệnh - báo cáo phản hồi ngược” và “tự điều chỉnh” diệu kỳ này giúp hệ trục hoạt động nhịp nhàng từ thần kinh xuống các nhà máy sản xuất nội tiết, qua đó giữ cân bằng các hoóc-môn nữ luôn đúng với nhu cầu của cơ thể.
Tuy nhiên, khi chị em bước vào tuổi 40, hoạt động của hệ trục đồng loạt suy yếu - đây là hiện tượng lão hóa tự nhiên không ai tránh được. Từ nhạc công đến nhạc trưởng đều “có tuổi”, mất sức, phối hợp kém khiến bản hòa tấu hoóc-môn trở thành “thảm họa”. Bộ hoóc-môn nữ trồi sụt bất thường, đặc biệt là các hoóc-môn của buồng trứng như estrogen, progesterone, testosterone đều suy giảm và mất cân bằng. Lúc đó, sức khỏe, sắc vóc và cả đời sống sinh lý của chị em sẽ xuống dốc trầm trọng.
Thực tế cho thấy, nhiều chị em sau tuổi 40 vẫn hay “tự chẩn đoán” mình thiếu hụt một hoóc-môn nào đó rồi tìm cách bổ sung. Khi đó, chị em sẽ vướng phải rất nhiều câu hỏi: mình đang thiếu những hoóc-môn nào, thiếu bao nhiêu và bù bao nhiêu cho đủ, bổ sung như vậy có ảnh hưởng tới các hoóc-môn khác hay không? Đây thật sự là bài toán nan giải, vì thiếu hay thừa một hoóc-môn nào cũng đều để lại những hậu quả đáng ngại lên các cơ quan khác như não, tim, gan, thận. Thậm chí có thể gây ung thư.
GS.BS Phượng cho rằng, để tránh tình trạng tự ý bổ sung hoóc-môn có thể gây hại, phụ nữ nên đến khám tại các bệnh viện có khoa phụ sản để được làm các xét nghiệm đo nồng độ các hoóc-môn nữ. Căn cứ vào từng trường hợp với những điều kiện, triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định cần tiến hành các xét nghiệm nào và liệu có cần áp dụng thực tế hay không. 
Có thể kể đến các xét nghiệm hoóc-môn nữ cơ bản của phái đẹp như xét nghiệm GnRH vùng dưới đồi, xét nghiệm FSH, LH, Prolactin của tuyến yên, xét nghiệm đo nồng độ Progesterone, Estrogen, Testosterone trong máu. Mỗi xét nghiệm cần được thực hiện tại một thời điểm kèm những điều kiện nhất định mới mang lại kết quả chính xác. Các nghiên cứu mới đây cho thấy thảo dược Lepidium Meyenii giàu chất sterol và các dưỡng chất quý giúp nuôi dưỡng và duy trì hệ trục thần kinh - nội tiết hoạt động tốt, bộ hoóc-môn nữ được điều hòa nhịp nhàng khiến cho cơ thể người phụ nữ không rơi vào tình trạng “tụt dốc” các chức năng đột ngột, tuổi xuân được duy trì bền lâu. 
GS Phương hướng dẫn chị em phụ nữ đến độ tuổi mãn kinh cần duy trì chế độ tập luyện thể dục, ăn uống điều độ và đảm bảo cân bằng các dưỡng chất là cách tốt nhất chống “tụt dốc”: “Cơ thể chỉ thực sự khoẻ mạnh khi khoẻ mạnh, chị em không nên lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc tuỳ ý mà phải có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ”, BS Phương nói./.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.