Chỉ đặt một tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở mới của TANDTC

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp.
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là thông tin tại cuộc họp Hội đồng nghệ thuật xây dựng tượng đài vua Lý Thái Tông – nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam và cố Chánh án TANDTC qua các thời kỳ do TANDTC tổ chức chiều 28/4.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho hay, TANDTC đã tổ chức xin ý kiến của các nhà khoa học lịch sử, các giảng viên, những người không nghiên cứu lịch sử, tổ chức hội thảo, lấy ý kiến trên mạng rất công phu.

Ông cho biết, theo ý kiến của các nhà sử học, việc lựa chọn nhân vật lịch sử đại diện cho nền tư pháp nước nhà cho có ý nghĩa rất lớn trong tôn vinh những cống hiến của các bậc tiền nhân trong trị vì đất nước, xây dựng nền văn hóa nước nhà. 

Qua đó cũng khẳng định tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ pháp luật của đất nước, của dân tộc đã có từ hàng trăm năm trước, chứ không phải đến bây giờ.

Việc lựa chọn, tôn vinh nhân vật lịch sử trong lịch sử tư pháp nước nhà còn có tác dụng nghĩa giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, cổ vũ tinh thần hòa hiếu theo đúng tinh thần của vua Lý Thái Tông.

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cũng khẳng định, việc lựa chọn lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử không phải chỉ Việt Nam mà nhiều nước cũng thực hiện. 

Theo Chánh án, việc lựa chọn dựng tượng vua Lý Thái Tông làm nhân vật tiêu biểu cho hoạt động xét xử đã được tiến hành rất thận trọng, khoa học, tỷ mỉ, nhất quán và cần thiết. Các nhà khoa học, điêu khắc, văn hóa… đã làm việc hết sức tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm và khoa học.

Ba mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông của TAND Tối cao. Ảnh:TANDTC
 Ba mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông của TAND Tối cao. Ảnh:TANDTC

Trên cơ sở kết luận của Hội đồng nghệ thuật, TANDTC đã mời Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường sáng tác 03 mẫu phác thảo. Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đề nghị tác giả tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng và điều chỉnh các mẫu phác thảo này.

Báo cáo quá trình xây dựng tượng vua Lý Thái Tông và cố Chánh án TANDTC qua các thời kỳ, Chánh Văn phòng TANDTC Ngô Tiến Hùng cho biết, việc lựa chọn nhân vật dựng tượng được triển khai trong 2 năm qua, bảo đảm tính khách quan, thận trọng. 

Ông Hùng cho hay, TANDTC đã nhận được nhiều ý kiến tham gia, góp ý, trong đó có nhiều ý kiến đồng tình và đánh giá cao hoạt động đầy ý nghĩa này của TANDTC. Nhưng cũng có những ý kiến không đồng thuận, phản đối việc dựng tượng, cho rằng việc làm này là không cần thiết, gây ra sự tốn kém…

Tuy nhiên, theo ông Hùng, việc xây dựng tượng vua Lý Thái Tông là hành động thiết thực, ý nghĩa để tri ân và tôn vinh những cống hiến to lớn cho đất nước, dân tộc của các bậc tiền nhân, đặc biệt là những công trạng trong lĩnh vực xét xử và tư pháp.

Hơn nữa, hiện TANDTC chỉ có kế hoạch xây dựng 01 bức tượng đặt tại Quảng trường Công lý - Trụ sở mới của TANDTC tại 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội. TANDTC không có chủ trương dựng và đặt tượng tại các Tòa án khác.

Kết luận về vấn đề này, đánh giá cao ý kiến góp ý tích cực của người dân, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết: “Trước mắt, trong thời gian dịch Covid-19 đang diễn ra, ngành Tòa án chưa đặt ra vấn đề xây dựng tượng đài vua Lý Thái Tông mà dành thời gian tiếp tục hoàn thiện, sáng tác”.

Ông nói thêm: “Việc xây dựng tượng vua Lý Thái Tông nếu tiến hành trong tương lai, vào thời điểm thích hợp sẽ không dùng ngân sách mà là bằng sự đóng góp của toàn thể ngành Tòa án. Đây là việc ngành Tòa án tự nguyện làm để ghi nhận, tôn vinh công trạng của vị Hoàng đế Lý Thái Tông”.

Đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, cũng giống như ngành Tư pháp đã chọn cụ Lê Thánh Tông, người đã để lại dấu ấn đậm nét bởi “Bộ luật Hồng Đức” của thời đại cũ; ngành Y tế chọn cụ Hải Thượng Lãn Ông là nhân vật tiêu biểu… thì ngành Tòa án chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng xét xử cũng là chuyện hết sức bình thường.

“Hiện nay, nếu như dư luận có ý kiến cho rằng chọn nhân vật này là chưa phù hợp, vậy có thể có những ý kiến đề xuất nhân vật khác chăng? Chúng tôi nghĩ rằng, ngành Tòa án vẫn nên tiếp tục lắng nghe để nếu có thể chọn nhân vật khác theo đề xuất và dựa trên những tiêu chí mà ngành Tòa án đặt ra. Sự quan tâm, phản biện của xã hội là dấu hiệu đáng mừng, việc lắng nghe để quyết định đúng đắn là hết sức cần thiết”, ông Quốc nói.

Đọc thêm

“Tết hải đảo - Thắm tình quân dân” tại huyện đảo Phú Quý

Đoàn công tác tặng cờ và tuyên truyền pháp luật cho ngư dân huyện đảo Phú Quý.
(PLVN) - Trong không khí rộn ràng của những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong hai ngày 14 - 15/1, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 3 đã tổ chức chương trình “Tết hải đảo - Thắm tình quân dân, đón Xuân Ất Tỵ năm 2025” tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Giảm cầu ma túy là giải pháp trọng điểm kéo giảm tội phạm

Bộ trưởng Lương Tam Quang phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: H.Giang)
(PLVN) - Hôm qua (15/1), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến thực hiện Kế hoạch 483/KH-BCA-C04 ngày 7/10/2024 của Bộ Công an về cao điểm tổng rà soát, phát hiện, thống kê, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy (Kế hoạch 483).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.