Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ ngày 13-17/9

Phải tổ chức thực hiện nghiêm ngặt, thực chất hơn giãn cách xã hội với tinh thần “ai ở đâu ở đó”; giữ vững “vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng, thu hẹp vùng đỏ” - Ảnh: Báo Nhân dân điện tử
Phải tổ chức thực hiện nghiêm ngặt, thực chất hơn giãn cách xã hội với tinh thần “ai ở đâu ở đó”; giữ vững “vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng, thu hẹp vùng đỏ” - Ảnh: Báo Nhân dân điện tử
0:00 / 0:00
0:00
Đưa dịch vụ y tế đến gần người dân nhất, ngay tại xã, phường, thị trấn; bãi bỏ, dừng thực hiện các quy định làm cản trở giao thông, lưu thông hàng hóa; phong trào thi đua đặc biệt cả nước đoàn kết, chung sức chiến thắng đại dịch; tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến các khu kinh tế - quốc phòng... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/9/2021.

Đưa dịch vụ y tế đến gần người dân nhất, ngay tại xã, phường, thị trấn

Tại Nghị quyết 107/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021, Chính phủ đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, yêu cầu các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Trong đó, quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia; có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo và phù hợp thực tế của địa phương, thích ứng an toàn với dịch bệnh. Phải tổ chức thực hiện nghiêm ngặt, thực chất hơn giãn cách xã hội với tinh thần “ai ở đâu ở đó”; giữ vững “vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng, thu hẹp vùng đỏ”; cách ly, phong tỏa triệt để, chặt chẽ các ổ dịch, nguồn lây trong thời gian nhanh nhất, phạm vi nhỏ nhất và xét nghiệm nhanh nhất, không được để lây nhiễm chéo trong khu cách ly, phong tỏa, gắn với xét nghiệm thần tốc, cuốn chiếu theo quy định; đưa dịch vụ y tế đến gần người dân nhất, ngay tại xã, phường, thị trấn, ưu tiên hàng đầu việc điều trị giảm tử vong.

Khuyến khích, hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo nguyên tắc sản xuất phải an toàn, an toàn thì mới sản xuất. Nghiêm cấm việc ban hành các quy định không phù hợp, không đúng thẩm quyền gây cản trở, ách tắc giao thông, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Chủ động xây dựng phương án phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương sau khi dịch bệnh được kiểm soát theo kịch bản thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh.

Bãi bỏ, dừng thực hiện các quy định làm cản trở giao thông, lưu thông hàng hóa

Cũng tại Nghị quyết 107/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021, Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vận tải, lưu thông hàng hóa trên toàn quốc, bảo đảm thống nhất, thông suốt trong thực hiện và an toàn phòng, chống dịch COVID-19; xử lý kịp thời vướng mắc phát sinh, yêu cầu các cơ quan, địa phương bãi bỏ, dừng thực hiện các quy định không phù hợp, làm cản trở giao thông, lưu thông hàng hóa; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo xử lý và công bố công khai. Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo việc này.

Phong trào thi đua đặc biệt cả nước đoàn kết, chung sức chiến thắng đại dịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 1497/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”.

Mục tiêu của Phong trào là nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 với phương châm "phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường xuyên"; thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép": Vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe nhân dân.

Đồng thời, đề cao tinh thần thi đua, khuyến khích sáng tạo, phát huy sáng kiến huy động mọi nguồn lực, đề xuất các giải pháp và biện pháp trên mọi lĩnh vực để đẩy lùi dịch bệnh, hạn chế thiệt hại về người, tài sản.

Chậm nhất đến 30/9/2021, tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang phải kiểm soát được dịch bệnh

Tại Thông báo 247/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang nỗ lực lớn hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất và chậm nhất đến 30/9/2021 dứt khoát phải kiểm soát được dịch bệnh, không để phải tiếp tục giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang rà soát, đề xuất cụ thể nhu cầu hỗ trợ (về nhân lực y tế để xét nghiệm, tiêm chủng, chăm sóc, điều trị F0, nhân lực hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát giãn cách xã hội, trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch, vaccine…) gửi Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, các bộ để xem xét, đáp ứng tối đa, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển một ứng dụng chính thức duy nhất phục vụ phòng, chống COVID-19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, thống nhất với Bộ Công an, Bộ Y tế để chỉ đạo phát triển một ứng dụng chính thức của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 để người dân sử dụng thuận tiện (tạm gọi là ứng dụng phòng, chống COVID - PcCovid).

Hoàn thiện quy trình cấp phép vaccine và sản xuất sinh phẩm phòng, chống dịch COVID-19

Tại Thông báo số 248/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm phòng, chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quan tâm, hỗ trợ hơn nữa đối với các đơn vị nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 trong việc hoàn thiện, bổ sung hồ sơ gửi Hội đồng đạo đức, Hội đồng cấp phép của Bộ Y tế cho ý kiến để xem xét việc cấp phép khẩn cấp, trước mắt là vaccine Nanocovax; xin ý kiến các thành viên của 2 Hội đồng trong việc khuyến nghị đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vaccine phòng COVID-19, nhất là vaccine cho trẻ em, phương án phối trộn các loại vaccine, kế hoạch sử dụng vaccine năm 2022.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp sớm sản xuất test nhanh kháng nguyên đạt hiệu quả trên nhiều chủng của virus SARS-CoV-2 với tinh thần "sớm nhất, tiện dụng nhất".

Chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ phát triển test nhanh kháng thể và sinh phẩm định lượng kháng thể kháng SARS-CoV-2 để sản xuất đáp ứng nhu cầu xét nghiệm kháng thể đối với người đã tiêm vaccine, đã nhiễm COVID-19 để quy định tiêu chí trong việc xác định tình trạng bình thường mới.

Xuất cấp gạo và hàng dự trữ quốc gia cho 3 tỉnh phòng, chống dịch COVID-19

Tại Quyết định số 1499/QĐ-TTg , Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 208,875 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 năm 2021.

Tại Quyết định số 1500/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền nhà bạt, máy phát điện từ nguồn dự trữ quốc gia cho UBND các tỉnh Bình Phước, Sóc Trăng để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 với số lượng mỗi tỉnh được xuất cấp 30 bộ nhà bạt (gồm 10 bộ loại 16,5 m2 và 20 bộ loại 24,75 m2), 2 bộ máy phát điện loại 30 KVA.

Cấp xã, phường, thị trấn là lực lượng nòng cốt tuyên truyền người dân chống khai thác IUU

Theo Thông báo 245/TB-VPCP ngày 14/9/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến về chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển phải xác định cấp xã, phường, thị trấn là lực lượng nòng cốt trong việc quản lý, giáo dục, tuyên truyền người dân đối với công tác chống khai thác IUU. Trong đó yêu cầu cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn phải: Chịu trách nhiệm chính, sâu sát, trực tiếp, nắm vững địa bàn quản lý, tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp luật, bảo đảm “Dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm”; có kế hoạch theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng, nắm chắc địa bàn để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ vận động các doanh nghiệp thủy sản kiên quyết từ chối thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU.

Phối hợp với các cơ quan chức năng để cung cấp thông tin, xử lý nghiêm các doanh nghiệp thủy sản làm ăn phi pháp, hợp thức hóa hồ sơ, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU.

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Campuchia

Theo Nghị định 83/2021/NĐ-CP biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia giai đoạn 2021-2022, phía Việt Nam sẽ áp dụng thuế suất 0% cho phía Campuchia gồm 31 mặt hàng, như gia cầm sống, thịt và phụ phẩm gia cầm, chanh, lúa gạo, chế phẩm chứa thịt lợn (dạng đóng bao bì kín khí để bán lẻ), lá thuốc lá chưa chế biến...

Danh mục hàng hóa bao gồm lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến áp dụng thuế suất 0% đối với lượng nằm trong hạn ngạch được quy định tại Phụ lục II. Cụ thể, lúa gạo (với hạn ngạch 300.000 tấn/năm), lá thuốc lá chưa chế biến (với hạn ngạch 3.000 tấn lá thuốc lá/năm).

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 5, chủ động ứng phó mưa lũ

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 6384/VPCP-NN gửi tới Ủy ban nhân dân các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về việc khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 5 và chủ động ứng phó mưa lũ.

Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành và các địa phương khẩn trương chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ, chủ động huy động lực lượng hỗ trợ người dân nhanh chóng sửa chữa lại nhà cửa bị hư hại, tốc mái; hỗ trợ các hộ khó khăn ổn định đời sống; khắc phục sự cố sạt lở và triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp phù hợp bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của người dân, trong đó cần kiểm tra, rà soát, chủ động di dời dân cư khỏi khu vực bị ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; vận hành an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, không để xảy ra “lũ chồng lũ”.

Trong quá trình triển khai công tác ứng phó với mưa lũ và khắc phục hậu quả thiên tai các ngành, các địa phương phải đặc biệt lưu ý công tác bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định.

Ban hành Danh mục 7 nhóm thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Theo 1498/QĐ-TTg , Danh mục thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có 7 nhóm thông tin, dữ liệu về: 1- Kinh tế tổng hợp; 2- Kinh tế ngành; 3- Khoa học - giáo dục - văn hóa - xã hội; 4- Nội chính, hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; 5- Kinh tế - xã hội địa phương; 6- Phát triển doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước, kinh tế tập thể, hợp tác xã; 7- Phục vụ chỉ đạo điều hành đối với các nhiệm vụ cấp bách, khẩn cấp quốc gia.

Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến các khu kinh tế - quốc phòng

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1529/QĐ-TTg phê duyệt nội dung thực hiện Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng” đến hết năm 2030.

Theo đó, có 2.500 chỉ tiêu tuyển dụng; thực hiện trong 5 đợt (thời gian thực hiện mỗi đợt là 24 tháng).

Lực lượng trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đến năm 2030 tìm kiếm, quy tập khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ

Theo Quyết định 1515/QĐ-TTg ngày 14/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đến năm 2030 và những năm tiếp theo, Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 tìm kiếm, quy tập được khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ.

Đối với việc xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, phấn đấu đến năm 2030 xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp giám định ADN được khoảng 20.000 mẫu hài cốt liệt sĩ; phấn đấu xác minh, kết luận 60% mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin trong các nghĩa trang liệt sĩ bằng phương pháp thực chứng.

Giải thể dứt điểm các hợp tác xã không còn hoạt động

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) yêu cầu các địa phương giải thể dứt điểm các HTX không còn hoạt động trong giai đoạn 2021-2023.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý dứt điểm các vướng mắc về đất đai của các HTX ngừng hoạt động, tạo cơ sở cho việc giải thể.

Khẩn trương ban hành quy chuẩn về mức giới hạn Etylen oxit trong thực phẩm

Xét báo cáo của Bộ Công Thương về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam nhiễm chất Etylen oxit và bị thu hồi tại một số nước châu Âu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế căn cứ quy định tại Điều 62 Luật An toàn thực phẩm, khẩn trương rà soát, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn chất Etylen oxit bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương rà soát, cập nhật và thông tin rộng rãi về yêu cầu, mức giới hạn các chất hạn chế sử dụng, chất cấm... trong sản phẩm thực phẩm phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Bộ Công Thương tiếp tục kiểm tra làm rõ nguyên nhân sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam nhiễm chất Etylen oxit để có giải pháp xử lý phù hợp, tránh để xảy ra các trường hợp tương tự./.

Đọc thêm

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

Sự việc sổ đỏ bị từ chối chỉnh lý biến động tại Tây Ninh: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đang kiểm tra, xác minh

Mỗi khi đến thăm đất, bà Hoa đều phải phá khóa, do liên tục bị người khác khóa cổng. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Ông Trần Văn Lô, chuyên viên Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh (VPĐKĐĐ), người được VPĐKĐĐ cử làm việc với PLVN, cho biết VPĐKĐĐ đang cho kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo trên của bà Hoa. “Hiện Phòng nghiệp vụ của VPĐKĐĐ đang thụ lý đơn của bà Hoa. Khi có kết quả, VPĐKĐĐ sẽ thông báo công khai”, ông Lô nói.