Cách đây 45 năm, năm 1965 Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV), tổ chức chuyên ngành Bảo vệ thực vật đầu tiên của thành phố được thành lập, nay là Chi cục BVTV Hải Phòng. Từ đó đến nay, Chi cục không ngừng được kiện toàn về tổ chức, vượt qua khó khăn, làm tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo, chỉ đạo phòng trừ dịch hại cây trồng; chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật đến nông dân, quản lý, kiểm tra thị trường thuốc bảo vệ thực vật..., giúp nông dân có những mùa vàng bội thu.
Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra sâu hại trên lúa. |
Khi mới thành lập, Trạm BVTV có 1 tổ điều tra sâu bệnh hại lúa và 1 tổ điều tra sâu bệnh hại rau với 7 cán bộ, cụng nhõn viờn. Đến nay, qua nhiều lần được củng cố, kiện toàn về tổ chức và nhận thêm nhiều nhiệm vụ mới, Chi cục BVTV Hải Phòng đã có hơn 50 cán bộ, công nhân viên làm việc tại 11 phòng ban và 6 trạm bảo vệ thực vật các huyện. Trong đó, có 92% số cán bộ kỹ thuật đạt trình độ từ đại học trở lên, 72% có trình độ quản lý nhà nước. Trong 10 năm gần đây, Chi cục thực hiện 20 đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành và thành phố; trong đó có nhiều đề tài có giá trị cao trong ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp như: “Khảo nghiệm, ứng dụng chế phẩm sinh học Trichoderma, NPV, V-Bt để phòng trừ sâu bệnh tại Hải Phòng”, “Xác định thành phần và khả năng hữu ích của các loài thiên địch diệt sâu hại trên rau tại Hải Phòng”…
Cán bộ kỹ thuật của Chi cục không quản nắng mưa, vất vả, luôn bám sát đồng ruộng dự báo, dự tính chính xác các đối tượng dịch hại chủ yếu trên các loại cây trồng, làm cơ sở vững chắc cho công tác tham mưu, chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh. Đáng kể là Chi cục BVTV Hải Phòng điều tra dự báo, dự tính, phòng trừ hiệu quả 10 vụ lúa xuất hiện sâu đục thân hai chấm gây hại trên 172.485 ha; 18 vụ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ, 11 vụ lúa bị rầy nâu gây hại... Đặc biệt, vụ mùa năm 2009 và năm 2010, bệnh lùn sọc đen lần đầu xuất hiện trên cây lúa. Đây là một loại bệnh mới, tính chất gây hại của bệnh rất nguy hiểm đối với cây lúa. Chi cục BVTV phỏt hiện sớm, tham mưu UBND thành phố triển khai các giải pháp kỹ thuật đồng bộ; chính sách hỗ trợ kinh phí dập dịch kịp thời; cả hệ thống chính trị vào cuộc chỉ đạo rất quyết liệt dịch bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa được khống chế, không lây lan ra diện rộng với chi phí thấp và hiệu quả cao nhất. Từ năm 1994, Chi cục đã triển khai chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) xuống cơ sở một cách hiệu quả. Với phương pháp truyền đạt đơn giản, dễ hiểu, lý thuyết gắn với thực hành, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, qua 16 năm thực hiện chương trỡnh IPM, Chi cục BVTV Hải Phòng đào tạo 130 giảng viên IPM quốc gia, huấn luyện trên 22.260 lượt nông dân, với 742 lớp huấn luyện; tổ chức nhiều hội thi nông dân làm IPM giỏi với sự tham gia của đại diện 100% số xã. Song song với việc triển khai các lớp học IPM, Chi cục BVTV Hải Phòng còn chủ động chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật đến nông dân. Từ năm 1999 đến nay, chi cục sản xuất và ứng dụng thành công hàng loạt chế phẩm sinh học như bả diệt chuột sinh học, chế phẩm sinh học Trichoderma, NPV, V-Bt, công nghệ sản xuất diệp lục tố...vào việc phòng trừ sâu bệnh trên lúa và rau màu.
Thông qua việc kiểm tra thủ tục kiểm dịch thực vật trên hàng nông sản xuất nhập khẩu, chi cục phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh lạ, có biện pháp ngăn chặn kịp thời. 15 năm qua, trạm kiểm dịch thực vật nội địa đó điều tra và giám định 57 loài dịch hại trên giống cây trồng nhập nội gieo trồng ngoài đồng ruộng, 59 loài dịch hại nông sản bảo quản trong kho tàng. Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa đó phối hợp với Chi cục Kiểm dịch thực vật vựng I Hải Phũng phỏt hiện v# xử lý kịp thời cỏc đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam như: bệnh ghẻ bột khoai tõy; bệnh cây hương lúa; mọt đậu Mêxicô, Mọt cứng đốt…Hằng năm, chi cục thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra trên diện rộng. Thanh tra chuyên ngành kiểm tra 2.820 lượt điểm kinh doanh buôn bán thuốc BVTV; xử lý 1.280 trường hợp vi phạm; thu giữ và tiêu hủy gần 8 tấn thuốc cấm, thuốc quá hạn, thuốc kém chất lượng. Đến năm 2010, thanh tra chuyên ngành cấp 510 chứng chỉ chuyên môn; 376 chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn thành phố.
Có thể thấy, bằng nhiều hoạt động thiết thực, trong 45 năm qua, Chi cục BVTV Hải Phòng luôn đồng hành với bà con nông dân, tạo nên những mùa vàng bội thu. Ghi nhận những thành tích đó, nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập đơn vị, Chi cục BVTV vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.
Lê Việt Cường
(Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng)