Chỉ có trái tim mới chữa lành dịch bệnh!

Những chuyến bay ấm lòng đưa công dân Việt “về nhà” trước ngày châu Âu đóng biên 30 ngày. Ảnh minh họa.
Những chuyến bay ấm lòng đưa công dân Việt “về nhà” trước ngày châu Âu đóng biên 30 ngày. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Đại dịch Covid-19 đã lan tràn khủng khiếp theo cấp số nhân. Tuần qua, khối liên minh châu Âu (EU) đã chính thức đóng cửa biên giới từ 12h trưa ngày 17/3: cấm toàn bộ các chuyến bay đến châu Âu cũng như giữa các nước châu Âu. Các chuyến bay cuối cùng để “giải cứu” người Việt ở châu Âu vào 14h chiều ngày 17/3…

Trả hoài không hết còn đòi chi?

Từ ngày 15/3, Bộ Y tế đã cách ly, xét nghiệm tất cả người về từ vùng dịch nước ngoài ở sân bay, nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp nhiễm Covid-19. Ca nhiễm Covid-19 thứ 58 vừa được phát hiện nhờ việc xét nghiệm “đón đầu” này. 

Và cùng ngày, một đám đông người Việt từ châu Âu về tránh dịch Covid-19 đã gây ầm ĩ ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) vì chờ lâu trước khi xe đến đón đi cách ly. Thậm chí có người phụ nữ kích động mọi người đòi quyền lợi theo ý mình và chê bai bánh mì miễn phí mà nhân viên sân bay mang tới. Chị ta nói nếu tập trung đông người ở đây quá lâu thì có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 và dễ không qua khỏi!

Được biết, ban đầu cơ quan chức năng dự đoán sẽ có khoảng 400 người Việt Nam từ vùng dịch về nước hôm 15/3. Song, thực tế đến tối muộn 15/3 đã có tổng số trên 1.360 người Việt và người từ vùng dịch đủ điều kiện nhập cảnh đến sân bay Nội Bài, gấp đôi so với 1 ngày trước đó và gấp 3 so với dự kiến.

Trước hình ảnh trên, không ít người bày tỏ sự bất bình: “Trong điều kiện đất nước oằn mình trong dịch bệnh mà vẫn sẵn sàng đón nhận người dân xa nước trở về. Tôi không đủ dũng cảm để nghe hết lời của anh chị, nhưng không, tôi vẫn cố nghe để cố hiểu những con người... Nhưng càng nghe, thực sự tôi thấy trái tim mình ngộp thở, muốn khóc. Khóc cho nước tôi, có những con người thiếu nghĩ cho người khác như vậy. Khóc cho sự u mê, tưởng mình cao siêu, là cái rốn vũ trụ của bao người...

Trên đời chúng ta có nhiều món nợ: có món nợ lớn lao như với trời đất vũ trụ này, có món nợ gần gũi như dòng họ, Tổ quốc...  Là công dân của một nước bao đời nhân ái, món nợ lớn nhất của chúng ta vẫn là món nợ với Tổ quốc, dân tộc mình, anh chị có hiểu không? Món nợ ấy, chắc trả hoài không hết!... Huống chi.... Lại còn đòi...”!?

Trở về “nhà” trong một hoàn cảnh đặc biệt

Là một chuyên gia y tế, ở góc nhìn toàn cảnh, bác sỹ Trần Văn Phúc ( Bệnh viện Sanh Pôn Hà Nội) chia sẻ: Cuộc chiến chống dịch Covid-19 khó khăn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng. 

Dịch lan ra khắp thế giới còn kinh khủng hơn. Mỗi buổi sáng thức dậy, hơn 3.000 ca bệnh được chẩn đoán ở Ý, Iran và Hàn Quốc đều là những tâm dịch, Mỹ cũng không ngoại lệ. Ở một số nơi, hệ thống y tế quá tải, thậm chí có dấu hiệu sụp đổ với số lượng bệnh nhân tử vong tăng lên chóng mặt. 

Trong diễn biến khác, một nhà thờ ở Hàn Quốc phòng chống dịch bằng cách xịt nước muối vào miệng hơn 100 thành viên, bình xịt lại không được khử khuẩn khiến cho 46 người bị nhiễm SARS-CoV-2. Còn ở Việt Nam, một người đàn ông 61 tuổi quê Ninh Thuận, ông đi dự lễ nhà thờ Hồi giáo có hơn 16 ngàn người cùng tham gia ở Malaysia, trở về nước ngay lập tức ông bị mắc căn bệnh lạ. Chính phủ Malaysia đã tuyên bố đóng cửa quốc gia, dừng mọi hoạt động tôn giáo, thời gian đóng và dừng cho đến hết tháng Ba.

Khi một loại bệnh truyền nhiễm xảy ra thì tất cả chúng ta đều hoảng sợ. Tất nhiên, vẫn còn nhiều quốc gia theo đuổi quan điểm “không phát hiện” và tuyên bố rằng chính phủ liên tục “cầu nguyện” để không có dịch, người dân vẫn tiếp tục sống hạnh phúc. Ấn Độ người ta còn rủ nhau tắm trong bể phân bò…

Việt Nam luôn thực hiện phòng chống dịch khoa học và nghiêm túc. Chính phủ đã đưa ra những biện pháp hết sức quyết liệt, hành động với sự khôn ngoan và táo bạo, cố gắng ngăn chặn từng ca bệnh xâm nhập, kiềm chế sự khuếch tán của virus, không cho phép những ổ dịch nhỏ bùng phát, kéo dài thời gian cho phép chủ động ở giai đoạn phòng ngừa và kiểm soát.

Tất cả những nỗ lực to lớn với thế trận chiến tranh nhân dân ấy, nó đã thực sự phát huy hiệu quả, bằng chứng là chúng ta giảm thiểu tối đa bệnh dịch Covid-19, sau 3 tháng 10 ngày số người nhiễm vẫn chỉ dừng ở con số 61. 

Thành công bước đầu, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng, số phận con người rất mỏng manh trước dịch bệnh, rất yếu ớt trước thiên nhiên. Hiện, chúng ta đang có 2 bệnh nhân Covid-9 rất nặng phải thở máy, các chuyên gia hàng đầu của đất nước, những người giỏi nhất đang tập trung nhau lại hội chẩn để tìm cách chữa trị, vậy nhưng vẫn chưa biết điều gì sẽ xảy ra.

Dịch bệnh Covid-19 chỉ có trái tim của con người mới chữa lành. Mọi thứ bắt đầu từ bản ngã, nhưng khi chúng ta hợp nhất nhau lại, bằng ý thức, trách nhiệm và tình cảm xuất phát từ con tim, chúng ta có thể phát huy sức mạnh lớn nhất của tập thể. Chính vì chúng ta biết đoàn kết, nên tại thời điểm này, Việt Nam là quốc gia tương đối an toàn, đó là lí do để hàng ngàn người Việt trên khắp thế giới tìm cách quay trở về.

Những người Việt có quyền làm như vậy, bởi trên tất cả, Tổ quốc cũng là nhà của họ. Những chuyến bay không bị tạm ngừng, cho dù đất nước phải đối mặt với đầu vào các trường hợp rủi ro, chúng ta phải chấp nhận, chấp nhận vì không được phép từ chối công dân Việt trở về nhà.

Nhưng, các bạn về nhà thì phải tuân thủ những quy tắc! Mọi người ở nhà đang rất tử tế với các bạn, đa phần người trở về mà tôi thấy đặc biệt là các em du học sinh rất lễ phép và nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc, chỉ một số rất ít người thành đạt và giàu có ở xứ người thì lại bắt đầu trơ trẽn. Ích kỉ, cay nghiệt, khiêu khích, kiêu ngạo, tỏ vẻ ta đây, coi mình là thượng đẳng…

Hãy xem cặp vợ chồng già người Anh cách li ở Bệnh viện Đống Đa, hay khách du lịch trẻ người Anh chưa hưởng giờ phút du lịch nào ở Việt Nam đã phải cách li trong doanh trại quân đội trên Sơn Tây, xem họ nói bệnh viện cũng như khách sạn 5 sao, doanh trại quân đội như một kì trải nghiệm không thể tuyệt vời hơn; từ đó các bạn sẽ rút ra được nhiều bài học về ứng xử.

Chính phủ, nhân viên y tế, nhân viên công lực, công an, bộ đội, các tình nguyện viên; tất cả đã phải rất nỗ lực vì các bạn. Hãy thử hình dung, 15 đội y tế làm việc liên tục 24/24 giờ ở sân bay, họ làm theo chế độ trực chiến cách nhật, gọi là trực giã giò và hầu hết trong số đó từ Tết Nguyên đán đến giờ chưa có một bữa cơm thực sự với gia đình. Tôi chỉ cần các bạn mặc bộ quần áo chuyên dụng của họ rồi ngồi im trong 1 giờ đồng hồ thì các bạn sẽ thấy được sự khủng khiếp của nó như thế nào. 

Tôi hi vọng các bạn hiểu rằng, các bạn đang quay trở về với Tổ quốc trong một hoàn cảnh rất đặc biệt chứ không phải chuyến về thăm quê hay đi du lịch. Cần phải biết rằng, nhân viên công vụ, bộ đội và công an, các y, bác sĩ, họ làm công việc ấy hôm nay, không phải để phục vụ các bạn, mà làm để bảo vệ sự an nguy cho các bạn, bảo vệ sự sống cho cả dân tộc này.

Trở về nhà nhưng các bạn cần phải gạt bỏ những kiêu ngạo, có ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng, bằng cách tự mình điền vào những tờ khai báo thật trung thực, chấp nhận kiểm dịch, chấp nhận cách li, chấp nhận chia ngọt, sẻ bùi với những người xung quanh và với đồng bào của mình. Hãy nhớ rằng: sự ích kỉ và kiêu ngạo còn nguy hiểm hơn cả virus!... 

Vĩ thanh

Và câu chuyện của hành khách trên chuyến bay cuối cùng rời khỏi châu Âu, bạn Lê Huyền Trang bày tỏ: Điều quan trọng nhất không phải là bị nhiễm Covid-19 hay không, mà là có về được Việt Nam hay không! Tôi may mắn được bước lên một trong những chuyến bay Vietnam Airlines cuối cùng từ tâm bão dịch châu Âu để về với Đất Mẹ. Một chuyến bay chỉ có 18 hành khách trên chiếc máy bay 300 chỗ.

Khi máy bay đáp xuống Vân Đồn, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm: “Sống rồi!”, vì biết rằng về đến Việt Nam là chạy thoát khỏi ổ dịch. Từ đáy lòng, xin chân thành cảm ơn Tổ quốc đã dang tay cứu nạn. Từ lúc lên máy bay, xuống sân bay đến nơi cách ly, có cảm tưởng như đang ở trong một cuộc chiến sinh học.

Bây giờ đã hiểu vì sao Việt Nam phát hiện ca đầu tiên từ rất lâu, ngay sau Trung Quốc, nhưng đến giờ này số ca nhiễm rất ít và chưa có người tử vong. Đó là vì chúng ta dồn hết tâm trí lực vào cuộc chiến này, với tâm thức phòng bệnh hơn chữa bệnh và ngay từ đầu không chủ quan cho rằng covid chỉ như cúm mùa. Trong khi đó châu Âu đã phớt lờ cảnh báo của WHO, nay tan vỡ hoàn toàn…

Cho đến thời điểm này, đã có 149 quốc gia và vùng lãnh thổ phải đối mặt với Covid – 19. Chưa bao giờ, một giống loài virus nhỏ bé lại dễ dàng khiến nhiều cường quốc phải vỡ trận không ít thời điểm như thế. Người ta xa lánh nhau, kì thị nhau bởi duy nhất 1 cái tên, virus Corona.

Nhưng rồi cũng thật diệu kỳ, giữa cái thế giới đang đảo điên vì dịch bệnh, giữa cái nghi ngút của sự suy sụp về niềm tin thì lại nổi lên biết bao những tấm gương đẹp đẽ, những con người phi thường cống hiến hết mình để cứu người, dập bệnh.

Từ Vũ Hán đến Daegu, từ Iran đến Ý, đến Đức rồi Mỹ...  Biết bao hình ảnh xúc động về tình yêu thương giữa con người với con người, họ chiến đấu như thể dành cho nhau từng hơi thở. Họ ôm nhau, họ tặng nhau niềm tin bằng những bản nhạc, những câu hát tự trái tim mình...

Một ông bố viết cho con mình trong niềm rưng rưng tự hào: “Bố chợt nhận ra con virus Corona kia có phải là kẻ thù? Hay nó là một thiên sứ thiện lương đang bay tới? Bố không biết nữa, chỉ biết thế giới đang xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và yêu thương nhau hơn. 

Mỗi lần bố nhớ về con, tự hào về con về làng quê ấm tình người đã nuôi dưỡng bố con mình, ban tặng cho bố con mình một món quà vô giá. Làng quê đó còn rất nghèo, đất nước đó không có nhiều của cải và những thứ tối tân, nhưng có một thứ mà chẳng máy móc có thể sản xuất được, thứ mà cả thế giới đang rất cần. Đó là tình yêu thương đấy con ạ”!...

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.