Chạy 'Vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái'

Giải chạy với sự tham gia của gần 1700 người. (nguồn: CSAGA)
Giải chạy với sự tham gia của gần 1700 người. (nguồn: CSAGA)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 3/12, gần 1.700 vận động viên trong nước và quốc tế tham Giải chạy “Vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” năm 2023 xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, để hưởng ứng thông điệp: “Không chấp nhận tất cả các hình thức bạo lực trên cơ sở giới, dù là bạo lực về thể chất, tinh thần, tình dục hay bạo lực xảy ra trên không gian mạng”.

Đây là năm thứ hai giải chạy được đồng tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác với Chính phủ Australia.

Phát biểu khai mạc giải chạy, bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc CSAGA cho biết: “Cùng với UNFPA Việt Nam đưa giải chạy này quay trở lại lần thứ 2 với quy mô rộng rãi hơn, chúng tôi mong muốn tình thương yêu được lan tỏa, không có phụ nữ và trẻ em nào đáng phải chịu bạo lực giới. Một xã hội nhiều tình thương yêu, sự tôn trọng là một xã hội có nhiều năng lượng tích cực để phát triển lành mạnh và bền vững”.

Bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc CSAGA phát biểu tại buổi lễ khai mạc. (nguồn: CSAGA)

Bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc CSAGA phát biểu tại buổi lễ khai mạc. (nguồn: CSAGA)

Cũng theo bà Vân Anh, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái có thể xảy ra ở khắp mọi nơi: trong nhà, trường học, nơi làm việc, công viên, phương tiện giao thông công cộng, nhà thi đấu thể thao và cả môi trường trực tuyến. Bạo lực trên cơ sở giới được coi là một vấn đề vi phạm quyền con người dai dẳng, có tính tàn phá nhưng vẫn còn bị xem nhẹ trên thế giới.

Trên toàn cầu, khoảng 5 phụ nữ thì có 1 người đã trải qua bạo lực thể chất hoặc tình dục - bao gồm cả xâm hại trực tuyến, bởi chồng/ bạn tình hiện tại hoặc trong quá khứ trong vòng một năm trở lại. 85% phụ nữ trên toàn cầu đã chứng kiến bạo lực trên không gian mạng xảy ra đối với một phụ nữ khác, và 38% phụ nữ đã trải qua bạo lực trên không gian mạng.

Tại Việt Nam, kết quả của Điều tra quốc gia lần thứ 2 về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy 63% phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi 15-64 cho biết họ đã trải qua một số hình thức bạo lực ít nhất một lần trong đời bởi chồng hoặc bạn tình. Hơn nữa, một nửa số phụ nữ bị bạo lực giữ im lặng và hơn 90% người bị bạo lực không tìm kiếm bất kỳ sự giúp đỡ nào.

Phụ nữ khuyết tật, thanh thiếu niên, thành viên cộng đồng LGBTQ+ và người dân tộc thiểu số là những đối tượng có nhiều nguy cơ bị xâm hại hoặc quấy rối hoặc bị lạm dụng hình ảnh trực tuyến.

Theo ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, giải chạy cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của trong việc chấm dứt bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới, trong cả thế giới thực và trên không gian mạng. Mọi người đều có quyền tự chủ về cơ thể và quyền được tiếp cận bình đẳng với sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Tất cả phụ nữ, trẻ em gái và thanh niên đều có thể có một cuộc sống không có bạo lực.

Vận động viên hào hứng lan tỏa thông điệp bình đẳng giới, chống lại bạo lực trên cơ sở giới. (nguồn: NH)

Vận động viên hào hứng lan tỏa thông điệp bình đẳng giới, chống lại bạo lực trên cơ sở giới. (nguồn: NH)

Tại giải chạy, với khẩu hiệu “Chấm dứt im lặng là chấm dứt bạo lực” các vận động viên đã chia sẻ hàng trăm thông điệp truyền cảm hứng đến những người bị bạo lực giới và húc đẩy họ lên tiếng, chia sẻ câu chuyện của họ và kêu gọi thay đổi.

Nguyễn Phương Linh (25 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) là một vận động viên tham gia giải chạy, chia sẻ: “Đến với giải chạy, tôi không chỉ được rèn luyện sức khỏe, mà còn lan tỏa thông điệp tích cực về bình đẳng giới. Đối với tôi, đây là một sân chơi bổ ích, chắc chắn tôi sẽ tham gia vào những năm tiếp theo”.

Giải chạy “Vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” nằm trong chiến dịch 16 ngày hoạt động chống bạo lực trên cơ sở giới hàng năm, diễn ra từ Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ vào ngày 25 tháng 11 kéo dài đến Ngày Quốc tế Nhân quyền vào ngày 10 tháng 12. Cùng với các cơ quan LHQ khác tại Việt Nam, UNFPA Việt Nam đặt mục tiêu nâng cao nhận thức và vận động để thay đổi, chấm dứt tất cả các hình thức bạo lực và thực hành có hại, chẳng hạn như tảo hôn, bạo lực trên không gian mạng, bạo lực bởi bạn tình và hiếp dâm trong hôn nhân.

Đọc thêm

Cư dân mạng nói gì về "bàn thắng đẹp mặt" và giải thưởng của cầu thủ Supachok?

Supachok bị chỉ trích khi ghi bàn thắng "xấu xí" vào lưới đội tuyển Việt Nam (Ảnh: FAT).

(PLVN) - Bàn thắng không "fair-play" của Supachok Đội tuyển Thái Lan vào lưới Việt Nam vừa giành giải thưởng Bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024. Trớ trêu thay khi những lượt bình chọn cho bàn thắng này lại đến từ các cổ động viên của Đội tuyển Việt Nam.Giải thưởng này liệu có phải "sự tôn vinh" cho Supachok?

Sự lịch thiệp của Madam Pang

Bà Madam Pang động viên đội tuyển Thái Lan sau trận chung kết AFF Cup (Ảnh FAT)
(PLVN) - Bà Nualphan “Pang” Lamsam, còn được biết đến với biệt danh "Madam Pang" - Vị Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) đã có những cư xử đẹp sau trận chung kết AFF Cup 2024.  Bà được nhận xét: "đẹp lịch sự từ cốt cách"

Xuân Son - nơi trái tim thuộc về

Xuân Son hôn lên màu áo đội tuyển quốc gia Việt Nam (Ảnh TXNĐ)
(PLVN) - Có những điều làm nên giá trị của con người không nằm ở nơi khởi đầu, mà ở nơi họ quyết định gửi gắm lý tưởng và sống hết mình. Sinh ra trên đất Brazil xa xôi, Xuân Son đã không để nơi sinh ra đóng khung số phận mình. Anh chọn Việt Nam - một mảnh đất không chỉ là nơi đến, mà còn là nơi thuộc về.

Chấn thương của Nguyễn Xuân Son - Người hùng có bị lãng quên?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn chúc mừng tuyển thủ Nguyễn Xuân Son sau ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Ảnh: Trần Minh
(PLVN) - Tiền đạo Nguyễn Xuân Son của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam đã gặp phải một chấn thương nặng trong trận đấu với Đội tuyển Thái Lan khiến anh sẽ phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài. Giống như nhiều trường hợp tương tự trước đó, liệu rằng “Người hùng AFF Cup” Nguyễn Xuân Son có thể lấy lại phong độ ghi bàn hay sẽ sớm lụi tàn do hệ quả chấn thương để lại?

Tặng Huân chương Lao động cho tuyển Việt Nam và 6 cầu thủ

Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển Việt Nam. (Ảnh: VGP).
Chủ tịch nước Lương Cường vừa ký quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình chinh phục ngôi vương khu vực với kỷ lục 7 trận thắng, 1 trận hòa, ghi 21 bàn thắng - thành tích tốt nhất lịch sử giải đấu.

Đội tuyển Việt Nam ra sân bay Suvarnabhumi lên đường về nước

Đội tuyển Việt Nam ra sân bay Suvarnabhumi lên đường về nước
(PLVN) - Trưa 6/1, các cầu thủ đội tuyển Việt Nam đã ra sân bay Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan) để lên đường về nước sau khi giành ngôi vô địch ASEAN CUP 2024. Dự kiến đội tuyển sẽ về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào 14h30 cùng ngày với lễ đón trọng thể.

FIFA tôn vinh đội tuyển Việt Nam

FIFA đăng tải bài viết chúc mừng đội tuyển Việt Nam trên Fanpage Facebook chính thức
(PLVN) - FIFA vừa gửi lời chúc mừng đặc biệt tới Đội tuyển Việt Nam sau chiến thắng tại ASEAN Cup 2024, khẳng định vị thế nhà vô địch Đông Nam Á. Đồng thời, Liên đoàn Bóng đá Thế giới cũng động viên tiền đạo Nguyễn Xuân Son – người gặp chấn thương nghiêm trọng trong trận chung kết và ghi nhận những cống hiến xuất sắc của anh trong giải đấu.

Cổ động viên Thái Lan cũng chỉ trích về 'bàn thắng xấu xí' trong trận chung kết VFF Cup

Trọng tài giải thích với các cầu thủ Thái Lan và Việt Nam trong năm phút, trước khi công nhận bàn cho Thái Lan. Ảnh: Đức Đồng
(PLVN) -  Bàn thắng của cầu thủ Supachok (ĐT Thái Lan) vào lưới ĐT Việt Nam trong trận Chung kết lượt về AFF Cup 2024 không chỉ gây tranh cãi mà còn gây bất bình vì sự thiếu fair-play. Trong khi HLV ĐT Thái Lan cho rằng học trò của mình có bàn thắng "rất đẹp" thì chính những Cổ động viên (CĐV) nước này lại chỉ trích vì bàn thắng xấu xí này.