Cháy trên tàu chiến tối tân của Mỹ, 21 người bị thương

Hiện trường vụ việc.
Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Ngọn lửa lớn ngày 12/7 đã bùng lên hàng giờ trên một tàu chiến Mỹ đang cập cảng căn cứ hải quân San Diego, khiến 21 người phải nhập viện với những thương tích nhẹ.

Reuters dẫn thông tin từ Sở Cứu hỏa San Diego cho biết đã nhận được tin báo về một vụ nổ và lửa ở mức báo động 3 xảy ra vào khoảng 8h30 sáng 12/7 (giờ địa phương) trên tàu USS Bonhomme Richard - một tàu tấn công đổ bộ đang neo đậu tại cảng để bảo trì định kỳ.

Những cột khói dày đặc có thể nhìn thấy từ cách đó hàng dặm đã nhấn chìm phần lớn tàu chiến dài 257m trong vài giờ trong khi khoảng 6 tàu cứu hỏa tại cảng liên tục xả nước về phía con tàu để dập lửa.

Hải quân Mỹ trong một tuyên bố cho biết, 17 thủy thủ và 4 dân thường đã được đưa đến một bệnh viện địa phương để điều trị các vết thương không đe dọa đến tính mạng. 

Tất cả những người này đều đang có mặt trên tàu chiến khi xảy ra vụ cháy. Tại thời điểm đó, trên tàu có khoảng 160 nhân viên. Hải quân Mỹ trước đó cho biết 18 thành viên thủy hành đoàn đã bị thương do vụ việc.

Chuẩn đô đốc Charles Brown - phát ngôn viên của Hải quân Mỹ tại Lầu Năm Góc - cho biết, các thủy thủ bị thương chủ yếu do hít phải khói và bị bỏng nhẹ. Tàu USS Bonhomme Richard thường mang theo một thủy thủ đoàn khoảng 1.000 người.

Đến khoảng giữa trưa 12/7, giờ địa phương, Sở cứu hỏa San Diego cho biết, tất cả các nhân viên của họ đã được chỉ đạo để thoát khỏi bến tàu, trong khi các cảnh quay trên không cho thấy ngọn lửa dường như lớn hơn.

Theo tuyên bố của Hải quân Mỹ, trong vòng 90 phút tiếp theo, 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường đang cập cảng ở gần đó là các tàu USS Fitzgerald và USS Russell đã được chuyển đến các bến tàu cách xa tàu đang cháy. Khói từ đám cháy dường như bắt đầu tàn vào khoảng 15h00 cùng ngày, giờ địa phương.

Người phát ngôn của Hải quân Mỹ tại San Diego Mike Raney cho biết nguồn gốc và nguyên nhân chính xác của vụ cháy vẫn chưa được xác định, nhưng không có bằng chứng ngay lập tức về hành vi có ý đồ xấu.

Vẫn theo ông Mike Raney, các loại vũ khí, đạn dược mang theo trên các tàu chiến của Mỹ thường được giảm tải trước khi các tàu vào cảng để bảo trì như một biện pháp phòng ngừa an ninh.

Theo một nhà thầu dân sự giấu tên tại hiện trường, ngọn lửa bùng phát bên dưới dòng nước của con tàu, khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn và có khả năng lan sang hệ thống nhiên liệu của tàu.

Tàu Bonhomme Richard được biên chế vào năm 1998, được thiết kế để mang trực thăng tấn công của Thủy quân Lục chiến Mỹ và binh sỹ vào trận chiến. 

Là một tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp, tàu này được xếp hạng là loại tàu lớn thứ hai trong hạm đội của Hải quân Mỹ, chỉ sau các tàu sân bay.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.