'Chạy nước rút' tuyển sinh lớp 6 ngoài công lập

Niên học 2024 -2025, số học sinh đầu cấp tại Hà Nội đều tăng. (Ảnh minh họa - Nguồn: MTVĐT)
Niên học 2024 -2025, số học sinh đầu cấp tại Hà Nội đều tăng. (Ảnh minh họa - Nguồn: MTVĐT)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khác với những trường THCS công lập tuyển sinh theo tuyến vào mùa hè, nhiều trường tư thục ở Hà Nội hiện bắt đầu mở cổng đăng ký nhận hồ sơ, chuẩn bị tổ chức kỳ thi, thu hút nhiều phụ huynh, học sinh đăng ký.

Ôn thi từ sớm

Vài năm trở lại đây, đến gần Tết Nguyên Đán, nhiều phụ huynh có con học lớp 5 lại tất bật chuẩn bị kỳ tuyển sinh vào lớp 6 ở một số trường ngoài công lập tại Hà Nội. Những kỳ tuyển sinh sẽ bắt đầu nhận hồ sơ từ tháng 11, tháng 12 năm trước cho đến tháng 1, tháng 2 năm sau.

Trong đó, nhiều ngôi trường nổi tiếng như Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Trường THCS Archimedes Academy, Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi sao Hà Nội, Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn, Trường THCS-THPT Newton, Trường THCS Lương Thế Vinh, Trường THCS Ngoại Ngữ (ĐHQG Hà Nội),…

Vào các năm trước, tỷ lệ chọi của những ngôi trường trên tương đối cao. Năm 2023, Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh, tỷ lệ chọi là 1/6 (3.300 hồ sơ, tuyển 560 học sinh ở cả hai cơ sở). Trường THCS Đoàn Thị Điểm tỷ lệ chọi 1/2 (2 em lấy 1). Hay Trường THCS Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) tuyển sinh với tỷ lệ chọi là 1/16.

Niên học 2024 - 2025, theo Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, số học sinh đầu cấp đều tăng. Trong đó học sinh lớp 6 tăng 58.000 em, từ 188.000 em (năm 2023) lên 246.000 em vào (năm 2024). Điều này khiến phụ huynh đang có con em chuẩn bị lên lớp 6 lo lắng.

Chị L.T.L (Cầu Giấy, Hà Nội) có hai con đang theo học tại một trường THCS ngoài công lập tốp đầu ở Hà Nội chia sẻ: “Tôi cho con tập trung học 3 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh từ năm lớp 1”. Chị cho biết ngay từ khi con còn nhỏ, chị đã cho con tiếp cận với Toán tư duy, giải ma trận. Đến năm học lớp 4, con của chị đã thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge và đạt nhiều giải thưởng lớn, nhỏ cấp thành phố.

Chia sẻ lý do cho con ôn thi từ sớm, chị L cho biết, số lượng học sinh ngày càng tăng, chị mong muốn con có môi trường học tập tốt để phát huy thế mạnh, sở trường nên quyết tâm đầu tư để con vào những trường cấp II tốp đầu.

Mặc dù trong quy chế tuyển sinh, nhiều trường thông báo phạm vi kiến thức các môn thi thuộc chương trình tiểu học, nhưng thực tế, để đỗ vào lớp 6 ở những trường tốp đầu, học sinh phải “gồng mình” để học trước chương trình và ôn tập kiến thức nâng cao.

Chị V.T.H.M (Thanh Xuân, Hà Nội) hiện có con học lớp 5 chia sẻ quy chế tuyển sinh ở một Trường THCS nổi tiếng tại Hà Nội: Để vào được những lớp chất lượng cao tại trường này, học sinh không những phải học xong chương trình tiểu học từ đầu năm mà còn phải học Toán nâng cao, chương trình Tiếng Anh chuẩn quốc tế.

“Từ mùa hè, con tôi đã hoàn thành chương trình lớp 5. Hiện nay, cháu dành thời gian để nâng cao trình độ và luyện đề thi. Tuy nhiên, tôi vẫn lo lắng, vì nhiều em học sinh khác rất xuất sắc, đã học trước kiến thức lớp 6 và có chứng chỉ Ielts”, chị cho biết.

“Nước rút” căng thẳng

Sau khi kết thúc thời gian nhận hồ sơ, các trường ngoài công lập sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào tháng ba hoặc tháng tư. Trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội) đã mở đăng ký tuyển sinh lớp 6 với các lớp chuẩn và lớp nâng cao vào tháng 3. Tương tự, Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi sao Hà Nội cũng tổ chức tuyển sinh vào tháng 3. Trường THCS Đoàn Thị Điểm tổ chức 2 vòng thi, vòng xét tuyển và kỳ thi đánh giá vào tháng 4. Ngoài ra, nhiều trường khác sẽ liên tục nhận hồ sơ và tuyển sinh bằng nhiều hình thức thi khác nhau.

Thời điểm hiện tại, các em học sinh lớp 5 đang chuẩn bị “chạy nước rút”. Anh B.T.Đ (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, con anh đang trong giai đoạn luyện đề thi, năm nay, gia đình hướng cháu vào Trường Phổ thông liên cấp Nguyễn Siêu (Hà Nội) và Trường THCS Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội): “Tỷ lệ chọi của cả hai trường rất cao, nên bố mẹ động viên con cố gắng học tập. Năm nay, con xác định không có nghỉ Tết để chuẩn bị kỳ thi vào những tháng sắp tới. Ngoài giờ học trên trường, con sẽ đến lớp học thêm vào buổi tối từ thứ Hai đến thứ Bảy. Mỗi tối, con sẽ luyện hai đề cho hai môn khác nhau”. Anh Đ chia sẻ, anh đã đăng ký cho con thi thử ở các trung tâm mỗi tháng một lần mô phỏng theo kỳ thi thật, để con làm quen dần.

Đối với gia đình chị N.T.H (Hoàng Mai, Hà Nội), hiện mỗi ngày vợ chồng chị đều liệt kê hàng loạt trường tư thục có chất lượng tốt để đăng ký cho con thi: “Trường nào cũng muốn thi, nhưng cách ra đề mỗi trường khác nhau nên gia đình chỉ cho con tập trung vào một vài trường học”, chị H. cho biết. Chị đang phân vân giữa Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh và Trường THCS-THPT Newton: “Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh có sự thay đổi về cách tính điểm, phí nhập học (nếu con đỗ) cũng tăng từ 11 triệu lên 15 triệu đồng. Chúng tôi đang cân nhắc giá cả, chất lượng và sức học của con để lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất”.

Còn gia đình anh Đ.T.K (Hà Đông, Hà Nội) đang “nghiên cứu” đăng ký 5 trường cho con tham gia tuyển sinh. Anh K chia sẻ: “Năm nay, con tôi chuẩn bị vào lớp 6. Chúng tôi dự định cho cháu thi 5 trường, hai trường vào tháng 3, một trường tháng 4. Hai trường còn lại dự kiến thi vào mùa hè. Tất cả đều là những trường tốp đầu ở Hà Nội”. Để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, ngoài thời gian con học trên trường, học ở các trung tâm, tham gia các kỳ thi cấp quận, cấp thành phố, anh K còn thuê gia sư kèm cặp 3 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Chỉ riêng năm lớp 5, chi phí học mỗi tháng học của con anh lên đến 10 - 20 triệu đồng.

Đọc thêm

Nghị lực nữ sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Quảng Bình

Các thầy cô trong trường thăm và tặng quà gia đình Hà dịp Tết Giáp Thìn. (Ảnh: Q.Bình)
(PLVN) - Cô học trò ở Quảng Bình mồ côi cả cha lẫn mẹ, suýt phải bỏ học vì nghèo, nhưng vượt lên hoàn cảnh, em đã học rất giỏi, thực hiện ước mơ vào giảng đường đại học. Đó là tân sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hà, ngành ngôn ngữ Hàn Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

Lo ngại tình trạng học lệch nếu cố định môn thi lớp 10

Ảnh minh họa

(PLVN) - Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, nếu để địa phương tự chọn môn thi vào lớp 10 có thể ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của người đứng đầu, gây nhiều hệ lụy. Song nếu chọn một môn cố định, Bộ lo ngại tình trạng học tủ, học lệch.

Hướng nghiệp cho học sinh sinh viên huyện Long Thành

Hướng nghiệp cho học sinh sinh viên huyện Long Thành
(PLVN) - Ngày 6/10, Huyện đoàn Long Thành phối hợp với CLB Đầu tư và Khởi nghiệp Doanh nhân Trẻ Đồng Nai, cùng Chi hội Doanh nhân trẻ Long Thành; Công ty CP giáo dục quốc tế AMG tổ chức Hội thảo hướng nghiệp 2024 “Shape your future", dành cho học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện Long Thành.

'Giao lộ ước mơ' - kết nối thanh xuân từ ngọn lửa đam mê

'Giao lộ ước mơ' - kết nối thanh xuân từ ngọn lửa đam mê
(PLVN) - Ngày 3/10, Premiere 2024: Emoland đã tung ra bộ ảnh truyền thông “Giao lộ ước mơ” trên fanpage. Bộ ảnh mang đến cho các bạn tân sinh viên thông điệp về sự kết nối từ ước mơ. Bộ ảnh đã nhận được lượt tương tác và phản hồi tích cực từ các bạn sinh viên.

Công bố cấu trúc đề thi 3 môn tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sở GD&ĐT TP HCM mới công bố cấu trúc và yêu cầu đánh giá của đề thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập sẽ giữ nguyên 3 môn thi bắt buộc như các năm trước là Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. 

Hà Nội cảnh báo học sinh dùng đồ ăn, uống không rõ nguồn gốc

Một số học sinh có biểu hiện ngộ độc sau khi dùng nước ngọt đóng chai được phát miễn phí ngoài cổng trường được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thanh Oai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Liên quan đến sự việc nhiều học sinh Trường THCS Bình Minh (Thanh Oai) có biểu hiện nghi ngộ độc khi sử dụng nước ngọt được phát miễn phí gần cổng trường, Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra cảnh báo chung, học sinh trên địa bàn thành phố không sử dụng các sản phẩm phát, tặng không rõ nguồn gốc.

Đưa học viên cao học đi thực tế chính trị- xã hội

Đoàn Học viên cao học Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Học viện báo chí và Tuyên truyền đầu tiên được đi thực tế cơ sở trong quá trình đào tạo trong buổi làm việc tại huyện Lý Nhân (Hà Nam)
(PLVN) -  "Chuyến đi là cơ hội để các học viên, giảng viên của khoa trực tiếp quan sát, tìm hiểu các chính sách đang được triển khai tại cơ sở", PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chia sẻ.

Khơi dậy niềm đam mê lịch sử từ phương pháp giáo dục đổi mới tại Dewey

Khơi dậy niềm đam mê lịch sử từ phương pháp giáo dục đổi mới tại Dewey
(PLVN) -  Lịch sử từ lâu đã được xem là một môn học khô khan, thiếu sự thu hút nhưng tại trường Dewey, môn học này lại trở thành một trong những môn yêu thích của học sinh . Sự thay đổi này đến từ việc áp dụng những phương pháp giảng dạy sáng tạo, giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn sống cùng lịch sử, thấu hiểu sâu sắc giá trị của những trang sử vàng son của dân tộc.