Chạy nước rút dự án tuyến đường từ TP Bắc Kạn đến hồ Ba Bể

Tuyến đường khi hoàn thành được kỳ vọng tạo sức bật cho du lịch hồ Ba Bể (Ảnh: Lê Hanh)
Tuyến đường khi hoàn thành được kỳ vọng tạo sức bật cho du lịch hồ Ba Bể (Ảnh: Lê Hanh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tuyến đường TP. Bắc Kạn - Hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang (Tuyên Quang) là công trình trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn. Dự án đang ở giai đoạn nước rút cần đẩy nhanh tiến độ thi công.

Dự án xây dựng tuyến đường TP Bắc Kạn - Hồ Ba Bể được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt với chiều dài 39 km. Sau đó, dự án được bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 để xây dựng đoạn tuyến từ huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn kết nối với huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, với chiều dài tuyến khoảng 37,5 km.

Dự án bắt đầu khởi công từ tháng 4/2022, kế hoạch hoàn thành vào năm 2024. Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ góp phần rất lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Dự án được UBND tỉnh giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư, triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Thi công tuyến đường có chiều dài 37 km với quy mô đường cấp III miền núi, mặt đường bê tông nhựa. Giai đoạn 2: thi công 40,3 km kết nối sang huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Tổng mức đầu tư của dự án sau điều chỉnh là trên 2.800 tỷ đồng.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh và nhà thầu đang tập trung cao độ triển khai quyết liệt các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án (Ảnh: Lê Hanh)

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh và nhà thầu đang tập trung cao độ triển khai quyết liệt các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án (Ảnh: Lê Hanh)

Trong suốt quá trình thi công, dự án đã gặp nhiều khó khăn do địa hình hình đồi núi hiểm trở phức tạp, khó tìm nơi tập kết đất đá dư thừa. Tuy nhiên với sự quyết tâm cao của đơn vị chủ đầu tư cũng như sự chia sẻ, đồng thuận của người dân, dự án tuyến đường TP Bắc Kạn - Hồ Ba Bể đang được gấp rút triển khai để về đích theo đúng kế hoạch.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Đây là dự án giao thông có quy mô lớn đầu tiên của tỉnh nên những vấn đề trong chỉ đạo, điều hành của dự án sẽ là kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án giao thông trọng điểm khác của tỉnh trong thời gian tới đây”.

Với vai trò và ý nghĩa to lớn, dự án tuyến đường TP Bắc Kạn - Hồ Ba Bể được tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo. Theo đó, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đã yêu cầu các nhà thầu thi công khẩn trương huy động, bổ sung đầy đủ máy móc, thiết bị, nhân sự, tài chính... tăng cường các tổ đội, mũi thi công và các biện pháp thi công để bù tiến độ, đảm bảo thời gian hoàn thành theo cam kết.

Tuyến đường khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện mạng lưới giao thông, hình thành tuyến kết nối liên vùng, phát triển du lịch, thu hút đầu tư, góp phần quan trọng để khai thác tiềm năng khu du lịch hồ Ba Bể (Ảnh: Lê Hanh)

Tuyến đường khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện mạng lưới giao thông, hình thành tuyến kết nối liên vùng, phát triển du lịch, thu hút đầu tư, góp phần quan trọng để khai thác tiềm năng khu du lịch hồ Ba Bể (Ảnh: Lê Hanh)

Trong quá trình thực hiện, Ban QLDA cũng cần nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm, năng lực quản lý dự án, khẩn trương giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc tại hiện trường của các nhà thầu thi công, nhất là các vấn đề về vị trí bãi đổ đất, đá thừa, phương án tiếp cận thi công; quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tư vấn thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ theo yêu cầu, đặc biệt là chỉ đạo trong công tác điều chỉnh hồ sơ thiết kế. Đồng thời, thường xuyên cập nhật tình hình tiến độ thi công cũng như các vấn đề phát sinh theo tuần báo cáo UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cho đến nay, hầu hết các vấn đề vướng mắc phát sinh đã và đang được chỉ đạo xử lý, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường cũng như đời sống người dân.

Không chỉ đơn vị thi công mà chính quyền các địa phương có dự án đi qua cũng đã vào cuộc quyết liệt, nhiều xã đã thành lập các tổ kiểm tra, giám sát thường xuyên nắm bắt tình hình phát sinh trong quá trình thi công đoạn tuyến qua địa phương, phối hợp với chủ đầu tư, nhà thầu thi công tháo gỡ khi xảy ra sự cố.

Để gấp rút đưa dự án về đích vào năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, nhà thầu đang tập trung cao độ triển khai quyết liệt các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; phối hợp thật tốt với cấp ủy, chính quyền các địa phương, các nhà thầu tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của người dân.

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, dự án tuyến đường TP Bắc Kạn - Hồ Ba Bể khi được hoàn thành kỳ vọng sẽ giúp cải thiện mạng lưới giao thông, hình thành tuyến kết nối liên vùng, phát triển du lịch, thu hút đầu tư, góp phần quan trọng để khai thác tiềm năng khu du lịch hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và khu du lịch Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.