"Cháy" giấy vệ sinh - cuộc khủng hoảng ngu ngốc nhất trong đại dịch Covid-19

Giấy vệ sinh "cháy hàng" tại các nước Nhật Bản, Singapore, Úc vì đại dịch Covid-19
Giấy vệ sinh "cháy hàng" tại các nước Nhật Bản, Singapore, Úc vì đại dịch Covid-19
(PLVN) - Giấy vệ sinh đang là xu hướng, trở thành món hàng được truy lùng không chỉ ở Úc mà hầu như ở mọi nơi khi người dân hoảng loạn gom hàng dự trữ cho dịch Covid-19 do virus corona gây ra. Cũng chính từ đây mà xảy ra nhiều chuyện “dở khóc dở cười”.

Hầu tòa vì tranh cướp giấy vệ sinh

Theo đó, cảnh sát Australia mới đây đã gửi trát đòi hầu tòa đối với với 2 phụ nữ liên can trong vụ đánh nhau giành mua giấy vệ sinh tại siêu thị Woolworths (vùng ngoại ô Chullora, phía Tây thành phố Sydney) trong lúc Australia giới hạn mỗi người chỉ có thể mua 1 bịch/lần. Mới đây, trong một đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy người phụ nữ 49 tuổi lao vào giựt tóc một trong hai người phụ nữ khác. Cả ba bắt đầu điên tiết lao vào ẩu đả và la hét ầm ĩ.

“Tôi chỉ muốn mua một túi giấy”, một người nói, trong khi người phụ nữ đang đẩy xe hàng chất đầy giấy vệ sinh đáp: Không, không một bịch nào cả”. Vì vụ ẩu đả quá căng thẳng, nhân viên siêu thị phải can thiệp nhưng không thể hòa giải. Sau cùng nhân viên siêu thị buộc phải gọi cảnh sát. Đoạn video này nhận được hơn 4 triệu lượt xem trên mạng xã hội và nhanh chóng xuất hiện trên các bản tin khắp thế giới.

Những xe hàng chất đầy giấy vệ sinh là hình ảnh thường gặp trong siêu thị một số nước
Những xe hàng chất đầy giấy vệ sinh là hình ảnh thường gặp trong siêu thị một số nước  

Hai phụ nữ đến từ thành phố Bankstown (bang New South Wales) đã bị triệu tập đến đồn cảnh sát Bankstown vào tối cùng ngày. Sau đó, họ nhận giấy triệu tập đến tòa địa phương Bankstown ngày 28/4 vì tội ẩu đả.

Theo luật hình sự ở New South Wales, một người có thể bị buộc tội ẩu đả nếu họ sử dụng hoặc đe dọa sử dụng bạo lực bất hợp pháp đối với người khác. Cảnh sát Andrew New cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu mọi người không hoảng loạn mua đồ tích trữ,  điều này không cần thiết. Hơn nữa, bản chất của bạo lực sẽ không được dung thứ. Bất cứ ai có hành vi như vậy đều có thể phạm tội và phải ra hầu tòa. Chúng tôi yêu cầu mọi người không nên đổ xô ra ngoài, điên cuồng mua sắm thuốc paracetamol, thực phẩm đóng hộp và giấy vệ sinh tại các siêu thị”.

Tích trữ giấy vệ sinh trong hoảng loạn

Dịch Covid-19 do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) đang lan khắp toàn cầu và trở thành nỗi sợ hãi gieo rắc cái chết. Ở Australia cũng vậy khi số ca mắc virus corona có chiều hướng tăng lên mỗi ngày. Để chuẩn bị trước nguy cơ đại dịch, người Australia đã được khuyến nghị dự trữ đủ thực phẩm và thuốc men trong nhà cho ít nhất 2 tuần và đảm bảo điều kiện vệ sinh tương tự như những tình huống buộc phải ở trong nhà trong thời gian dài như cháy rừng, lũ lụt.

Thế nhưng, một trong những viễn cảnh khiến người dân nước này lo ngại nhất là thiếu giấy vệ sinh, chứ không phải lương thực, thực phẩm. Sự hoảng loạn, đổ xô đi mua giấy vệ sinh bắt nguồn từ việc nước này ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên vì virus corona. Trên mạng xã hội, hashtag #toiletpapercrisis (tạm dịch: Khủng hoảng giấy vệ sinh) trở thành từ khóa được quan tâm hàng đầu.

Tại nhiều trang mạng, giá mặt hàng này bị độn lên gấp vài lần, ở mức hàng trăm USD. Một đài phát thanh ở Australia thậm chí còn dùng 3 bịch giấy vệ sinh làm phần quà cho người nghe đài. Tại nhiều siêu thị ở Sydney, kệ hàng giấy vệ sinh trống rỗng khi người dân Australia tranh nhau mua hàng dự trữ. Các siêu thị sau đó đã ra quy định mỗi người chỉ được phép mua tối đa 4 bịch giấy để tránh trường hợp vơ vét.

Không mua được, nhiều người chuyển sang ăn cắp giấy trong các nhà vệ sinh công cộng. Trong vòng 48 giờ, số vụ trộm mặt hàng này tăng đột biến. Mặc dù chính quyền địa phương cố gắng trấn an người dân không nên ồ ạt đi mua tích trữ và khẳng định không lo sợ thiếu nguồn cung vì giấy vệ sinh đều do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, tình trạng khan hiếm vẫn xảy ra.

Thế nhưng, khung cảnh hỗn loạn, giành giật giấy vệ sinh giữa những người mua hàng khiến cảnh sát nước này buộc phải can thiệp. Tuần trước, một vụ ẩu đả, tranh cãi diễn ra khi mua giấy vệ sinh và một bên đã rút dao để đe dọa đối phương. Trên thực tế, chưa hề có một nghiên cứu khoa học nào nhắc đến hiệu quả phòng chống COVID-19 của giấy vệ sinh. Tác dụng lớn nhất của giấy vệ sinh chính là... làm sạch sau khi chúng ta giải quyết nhu cầu đào thải phân.

Vậy tại sao giấy vệ sinh lại cháy hàng? Có rất nhiều lời giải thích hiện tượng này. Theo đó, giấy vệ sinh dĩ nhiên là một mặt hàng thiết yếu trong gia đình, nhưng có một số lý do khác khiến mọi người đổ xô đi mua. Sự bùng phát dịch Covid-19 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, một trong các nguồn cung giấy vệ sinh quan trọng nhất thế giới. Điều đó khiến cho nhiều nơi lo sợ về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung, nhưng các chuyên gia cho rằng không cần phải lo lắng.

Tim Woods - một nhà phân tích thị trường, cho biết chỉ có khoảng 40% giấy vệ ở Australia được nhập từ Trung Quốc, phần còn lại được sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất giấy vệ sinh hàng đầu tại Australia, như Kleenex và Solaris Paper cũng cho biết nguồn cung giấy vệ sinh vẫn còn. Còn các chuyên gia tâm lý nói đó là hệ quả của “hiệu ứng đám đông”.

Trước hết, khi người ta đi mua sắm đề phòng dịch lan rộng, những món phục vụ cho nhu cầu cơ bản sẽ được đặt lên đầu tiên. Ví dụ như: nhu cầu ăn uống (rau, gạo, cá, thịt, mì...); nhu cầu mặc (quần áo cơ bản); nhu cầu vệ sinh cá nhân (bàn chải răng, khăn mặt, giấy vệ sinh). Trong khi những mặt hàng kia có rất nhiều lựa chọn thay thế (không mua gạo có thể mua mì tôm, mì sợi, bánh mì hay đồ khô...) thì giấy vệ sinh lại không có thứ gì thay thế được.

Trong siêu thị, kệ hàng giấy vệ sinh thường chiếm diện tích lớn. Và khi chúng ta đi trong một dãy hàng hóa chật kín bỗng nhiên thấy một khoảng trống rỗng, lập tức sẽ thu hút sự chú ý. “Khi 50 bịch giấy vệ sinh cùng lúc biến mất khỏi kệ, bạn thực sự bị tác động thị giác bởi chúng vốn tốn rất nhiều chỗ. Nó gây ấn tượng vào trí óc hơn nhiều so với việc 50 lọ nước rửa tay bán hết”, Debra Grace (Giáo sư tại Đại học Griffith) đánh giá.

Hay theo Phó Giáo sư Nitika Garg từ Đại học New South Wales, hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out - tạm dịch: Hội chứng sợ bị bỏ lỡ) góp phần nhiều vào tình trạng này. “Người dân giữ suy nghĩ nếu hàng xóm tôi mua giấy vệ sinh, ai ai cũng mua mặt hàng đó về tích trữ, chẳng có lý do gì mà tôi lại không làm theo vậy”, Garg cho hay. Việc giấy vệ sinh cháy hàng ở hầu hết mọi cửa hàng trên toàn Australia gây nên sự hoang mang tại một số khu vực.

Trên mạng, nhiều người dùng thể hiện sự bất bình lẫn lúng túng khi khó tìm ra giải pháp thay thế cho một mặt hàng vốn thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Một số người gọi đây là cuộc khủng hoảng “ngu ngốc nhất” từng xảy ra tại xứ sở chuột túi. Những người khác lên án tâm lý “đầu cơ tích trữ” khi giấy vệ sinh thực chất không phải vật dụng có khả năng giúp con người giảm nguy cơ nhiễm virus như khẩu trang hay nước rửa tay. 

Tin cùng chuyên mục

(ảnh minh họa).

Láng giềng thêm gắn kết

(PLVN) - Cuộc điện đàm vừa rồi giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp ông Putin có thể hài lòng bao nhiêu thì lại khiến Mỹ, EU, NATO và đồng minh của họ lo ngại thêm bấy nhiêu. Ông Putin và ông Tập Cận Bình đã nhiều lần gặp nhau và điện đàm với nhau.

Đọc thêm

Giới quan sát dự đoán gì về cuộc trao đổi trực tuyến của lãnh đạo Mỹ - Trung?

Dự kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc họp trực tuyến cuối năm nay.
(PLVN) - Xung quanh việc ông Tập Cận Bình không trực tiếp tham dự Hội nghị cấp cao của nhóm G20 và hội nghị cấp cao của Liên Hợp quốc về chống biến đổi khí hậu trái đất, hiện có đồn thổi về khả năng hai ông Biden và Tập Cận Bình tiến hành cuộc trao đổi trực tuyến với nhau vào thời điểm nào đấy từ nay cho tới cuối năm 2021.

Luật riêng “khiêu chiến” luật chung

Phán quyết mới đây của Tòa án Hiến pháp Ba Lan khiến cả EU và các đối tác bên ngoài EU ngỡ ngàng...
(PLVN) - Trong lịch sử ra đời và phát triển trải qua nhiều thập kỷ đến nay, chưa khi nào Liên minh châu Âu (EU) lâm vào tình cảnh khó xử về pháp lý nội bộ như hiện tại.

Khó xử

Lực lượng Taliban tuần tra trong khu phố Wazir Akbar Khan ở thành phố Kabul, Afghanistan ngày 18/8/2021.
(PLVN) - Tại cuộc gặp cấp cao trực tuyến vừa rồi, các nước thành viên của Nhóm G20 đã nhất trí uỷ thác cho Liên Hợp quốc tiến hành công việc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân ở Afghanistan. Riêng Liên minh châu Âu (EU) cam kết đóng góp 1 tỷ euro.

Người mới và “dớp” cũ

Ông Fumio Kishida (phải) cùng Thủ tướng Yoshihide Suga sau cuộc bầu chọn lãnh đạo đảng Dân chủ tự do ngày 29/9.
(PLVN) - Sau khi thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga từ chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (đang cầm quyền), đảng này phải tiến hành bầu chọn Chủ tịch mới. Và vì Chủ tịch đảng cầm quyền đương nhiên là Thủ tướng nên ông Suga không còn là chủ tịch đảng LDP nữa thì cũng sẽ không còn tiếp tục làm Thủ tướng Nhật Bản.

Nỗi lo lắng của phụ nữ Afghanistan dưới thời Taliban

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sự trở lại nắm quyền của Taliban tại Afghanistan đồng nghĩa với việc nước này sẽ quay trở lại với thời kỳ áp dụng luật Hồi giáo Sharia theo cách diễn giải của tổ chức này. Điều này đã dấy lên những lo ngại và đồn đoán về tương lai của Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ.

Tư pháp và chính trị

Bị cáo Robert Schellenberg trong một phiên xét xử tại Trung Quốc.
(PLVN) - Tòa án Canada mới rồi xét xử vụ việc dẫn độ hay không dẫn độ sang Mỹ bà Mạnh Vãn Châu - Giám đốc Tài chính Tập đoàn công nghệ cao Huawei của Trung Quốc. Người phụ nữ này bị chính quyền Canada bắt giữ hồi cuối tháng 12/2018 khi bay quá cảnh qua Canada...

Thành quả cầm quyền quan trọng mới của ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden.
(PLVN) - Ở nước Mỹ, Tổng thống Joe Biden vừa giành về được thành quả cầm quyền mới khi thượng viện nước này với lá phiếu của 69 trong tổng số 100 thành viên thông qua chương trình tài chính quy mô hơn 1.000 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Afghanistan: Tương lai bất định

Lực lượng Taliban ở Afghanistan.
(PLVN) - Việc lực lượng Taliban tăng cường hoạt động quân sự để mở rộng phạm vi lãnh thổ kiểm soát sau khi Mỹ và đồng minh triệt thoái hết binh lính ra khỏi Afghanistan là điều đã được dự báo trước. Nhưng tất cả trong cũng như ngoài đất nước này bị bất ngờ về tốc độ thắng thế hiện tại của Taliban.

Du lịch châu Âu lại khủng hoảng trước làn sóng dịch bệnh tái bùng phát

Thăm quan bảo tàng Louvre (Pháp) phải xuất trình chứng nhận sức khoẻ hợp lệ.
(PLVN) - Châu Âu “mở cửa” với du khách Mỹ từ giữa tháng 6/2021, với kỳ vọng những chuyến đi xuyên Đại Tây Dương có thể phục hồi ngành du lịch trong mùa hè. Tuy nhiên, thực tế lại diễn ra hoàn toàn trái ngược với mong đợi, khi dịch bệnh lại “hoành hành”, đẩy ngành du lịch châu Âu vào một cuộc khủng hoảng mới.

Luật lệ thời dịch bệnh

Luật lệ thời dịch bệnh
(PLVN) - Gần 2 năm nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra làm thay đổi thế giới rất mạnh mẽ và sâu sắc.

Quan hệ Mỹ - Trung: Giận mấy vẫn phải thương!

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman sắp thăm Trung Quốc.
(PLVN) - Kể từ khi nước Mỹ có sự thay đổi chính quyền sang Tổng thống Joe Biden, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman là quan chức cao cấp nhất trong chính quyền của ông Biden công cán sang Trung Quốc. Trước đấy, Mỹ và Trung Quốc có cuộc gặp gỡ trực tiếp ở cấp cao hơn chút tại Mỹ.

Cái kết của cuộc chiến dài

Mỹ nhất trí rút toàn bộ các lực lượng chiến đấu tại Iraq về nước.
(PLVN) - Nhân chuyến thăm Mỹ vừa rồi của Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kudhimi, Mỹ và Iraq đã ký kết thỏa thuận về việc Mỹ chấm dứt hoàn toàn hoạt động quân sự trực tiếp ở Iraq.

Phép vua đại chiến lệ làng

Thành phố Warsaw, thủ đô Ba Lan.
(PLVN) - Bất đồng quan điểm giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ba Lan về cuộc cải cách tư pháp ở Ba Lan khởi nguồn ngay sau khi đảng PiS (đảng Luật pháp và công lý) với quan điểm chính sách bảo thủ cánh hữu lên cầm quyền ở Ba Lan vào năm 2015.

Tương lai đầy bất định của Afghanistan

 Dân quân ủng hộ lực lượng an ninh Afghanistan chống Taliban, tại tỉnh Herat, ngày 9/7/2021.
(PLVN) - Nguyên do là Mỹ và đồng minh chưa hoàn tất việc rút hết binh lính ra khỏi quốc gia này thì Taliban đã tăng cường hoạt động quân sự, mở rộng phạm vi lãnh thổ kiểm soát và đe dọa sự tồn tại của chính quyền Afghanistan.

Euro 2020: Đã đến lúc người Anh xây dựng đế chế?

Liệu đã đến lúc đội tuyển Anh xây dựng "đế chế"?
(PLVN) - Tại Euro 2020, đội tuyển Anh đã biết vượt qua những áp lực, gây dựng được lối chơi có bản sắc. Với hàng loạt ngôi sao trong đội hình, giới chuyên gia nhận định rằng, đã đến lúc người Anh xây dựng đế chế...