Cháy chợ tại Sóc Sơn (Hà Nội): Có trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý của địa phương

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc với huyện Sóc Sơn. Ảnh KTĐT
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc với huyện Sóc Sơn. Ảnh KTĐT
(PLO) - Sáng qua (22/6), lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hà Nội cùng đại diện các sở, ngành Hà Nội đã có cuộc làm việc với huyện Sóc Sơn, liên quan tới vụ cháy chợ tại huyện này vào ngày 21/6. 

Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Vương Văn Bút cho biết, địa phương đã phối hợp với các lực lượng chức năng huy động 1.136 người và 30 phương tiện các loại tham gia chữa cháy. Sau khoảng 2 giờ nỗ lực dập lửa, đám cháy đã được khống chế. Dù không gây thương vong về người nhưng toàn bộ khu vực chợ chính rộng 1.800m2 với 233 gian hàng đã bị thiêu rụi. Ước tính thiệt hại ban đầu ít nhất là 50 tỷ đồng. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực chợ được địa phương kiểm soát tốt. Các hộ kinh doanh buôn bán tại khu vực lân cận không bị ảnh hưởng vẫn hoạt động bình thường.

Từ khi vụ cháy xảy ra, huyện đã tổ chức đối thoại 3 lần với các hộ kinh doanh nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, từng bước triển khai giải pháp hỗ trợ. Trước mắt, địa phương đang tổ chức san gạt mặt bằng, phục vụ bố trí lắp đặt 250 gian hàng hỗ trợ tiểu thương kinh doanh tạm thời trong thời gian chờ sửa chữa, nâng cấp khu chợ chính…

Ghi nhận sự vào cuộc chủ động và khẩn trương của huyện Sóc Sơn ngay khi vụ cháy xảy ra nhưng Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn cũng cho rằng, dù muốn hay không, để xảy ra vụ cháy nghiêm trọng như vậy cũng có trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của địa phương. Ông Toàn đề nghị UBND huyện Sóc Sơn khẩn trương phối hợp với các sở, ngành điều tra, xác minh nguyên nhân của vụ cháy; trên cơ sở đó, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có liên quan, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vụ cháy nghiêm trọng. Tổng hợp, thống kê thiệt hại để có phương án hỗ trợ bước đầu cho các hộ kinh doanh; quá trình hỗ trợ cần bảo đảm công bằng, minh bạch, tránh để phát sinh tiêu cực. 

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản lưu ý, bên cạnh triển khai sớm chợ tạm, cần bảo đảm các yếu tố về an toàn, nhất là phòng chống cháy nổ. Vị trí xây dựng cần bảo đảm không tác động lớn tới hoạt động giao thương của bà con. Sau khi có phương án hỗ trợ các hộ kinh doanh, huyện cần tổ chức triển khai ngay theo thẩm quyền; chỉ với các vấn đề vượt thẩm quyền mới cần báo cáo TP chỉ đạo.

Tham dự buổi đối thoại với các tiểu thương, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn cho biết: TP đang tập trung chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương nhằm sớm khắc phục hậu quả vụ cháy, ổn định đời sống cho bà con. Trong quá trình triển khai, lãnh đạo TP và huyện Sóc Sơn sẽ tiếp tục lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của người dân, trên cơ sở đó có phương án hỗ trợ phù hợp nhất.

Đọc thêm

Từ 20/6, Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Ngày 20 - 26/6, TP Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã, phường mới. Việc thử nghiệm nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả mô hình qua 10 nhóm nội dung và nhiều tình huống giả định, chuẩn bị cho việc vận hành chính thức từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền hai cấp.

Cả nước chính thức còn 34 tỉnh, thành phố

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 12/6, với 461/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Như vậy, từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố (TP).

Sửa đổi, bổ sung 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng: Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV ngày 11/6 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Hội nghị UNOC 3: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 định hướng trọng tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 3 (UNOC 3), được tổ chức tại TP Nice, Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng đại diện cho 10 quốc gia ASEAN, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển.

Đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều vấn đề lớn đã được làm rõ; những nội dung còn ý kiến khác nhau cũng đã được định hướng xử lý cụ thể. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng trình Quốc hội, đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, thiết thực với người dân, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình
(PLVN) - Sáng 10/6, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Buổi làm việc tập trung đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương; rà soát việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương, bao gồm cả công tác hợp nhất, sáp nhập; công tác giữ vững ổn định toàn diện tại địa phương...