Cháu có quyền phân chia di sản của ông bà?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi cha mẹ và bà nội lần lượt qua đời, người cháu đã bán căn nhà của bà nội rồi chia cho cô ruột 1 phần tiền. Việc người cháu tự phân chia di sản của bà nội như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?- Luật gia Bùi Đức Độ - Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang sẽ có những phân tích cụ thể.

Bà H.T.B (72 tuổi, ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) có 03 anh chị em ruột. Cha bà B mất sớm nên mẹ bà sống với người anh trai thứ hai ở TP Rạch Giá, tại căn nhà mà cụ tạo dựng và đứng tên. Năm 2003, 2008 anh và chị của bà B. lần lượt qua đời. Mẹ của bà B. tiếp tục ở với cháu nội trên căn nhà đó đến năm 2018 thì mất. Sau khi cụ mất một thời gian, người cháu nội đứng ra bán căn nhà được 4,2 tỷ, cho cô B. 200 triệu, còn lại hưởng trọn 4 tỷ đồng. Bà B. muốn biết việc chia thừa kế được pháp luật quy định như thế nào? 

Theo Luật gia Bùi Đức Độ, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định có 02 loại hình thừa kế gồm: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh khi phân chia di sản thừa kế (DSTK). Di sản được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trường hợp thứ nhất, thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi mẹ của bà B. không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp, những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự hàng thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Bà B. thuộc hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế này chỉ còn duy nhất là bà B; cháu nội, cháu ngoại của mẹ bà B (gọi bà B. bằng cô, dì) thuộc hàng thừa kế thứ hai.

Xét về hàng thừa kế thứ nhất thì cháu của bà B. không được hưởng, tuy nhiên do cha mẹ cháu đã chết trước bà nội nên cháu nhận thay phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống (còn gọi là thừa kế thế vị). Như vậy, căn nhà là DSTK được chia làm 03 phần, nếu chị của bà B. có con; trường hợp chị của bà B. không có con thì chia làm 02 phần. Khi làm 02 hay 03 phần thì bà B. đều được hưởng 01 phần. 

Trường hợp thứ hai, mẹ của bà Bảy có để lại di chúc hợp pháp cho cháu nội. Pháp luật quy định những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động (Điều 644 BLDS). Nếu bà B. nằm trong diện “không có khả năng lao động” thì được hưởng hai phần ba suất mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nếu không nằm trong diện này thì cháu nội có toàn quyền hưởng DSTK theo di chúc. 

Để nhận được DSTK trong trường hợp chia theo pháp luật phải làm thủ tục phân chia DSTK, nhưng trước đó những người trong hàng thừa kế cần họp mặt lập văn bản thỏa thuận cử người quản lý di sản, phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, thanh toán các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế (nếu có). Trường hợp thừa kế theo di chúc, trước khi làm thủ tục khai nhận DSTK thì người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.

Khai nhận, phân chia DSTK có ý nghĩa nhằm tránh việc bỏ sót người được hưởng DSTK nếu chia theo pháp luật, hoặc người được hưởng DSTK mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc…Nơi thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã trên cơ sở căn cứ vào đơn yêu cầu và hồ sơ xin khai nhận, phân chia DSTK để ra thông báo niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có bất động sản của người chết và nơi thường trú/tạm trú cuối cùng của người để lại di sản (bà nội). Sau thời gian niêm yết 15 ngày, nếu không có tranh chấp, khiếu nại gì, văn bản khai nhận, phân chia DSTK sẽ được công chứng/chứng thực và văn bản này sẽ là cơ sở để sang tên, chuyển quyền sở hữu tài sản. 

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 620 BLDS (từ chối nhận di sản) thì  Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.  Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.  Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản

Bà B. có thể đối chiếu với quy định pháp luật trên đây để tìm hiểu kỹ hơn về quyền lợi của mình.

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.