Châu Âu với vấn nạn nhập cư

Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cùng với Mỹ và một số nước khác đang tìm cách can thiệp nhằm sớm ổn định tình hình bất ổn chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông. Bên cạnh nỗi lo về bất ổn chính trị ở hai khu vực này thì các nước EU thực sự lo lắng về cuộc di cư bất hợp pháp từ Bắc Phi đến châu Âu có thể dẫn đến thảm họa nhân đạo.

Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cùng với Mỹ và một số nước khác đang tìm cách can thiệp nhằm sớm ổn định tình hình bất ổn chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông. Bên cạnh nỗi lo về bất ổn chính trị ở hai khu vực này thì các nước EU thực sự lo lắng về cuộc di cư bất hợp pháp từ Bắc Phi đến châu Âu có thể dẫn đến thảm họa nhân đạo.

Mô tả ảnh.
Ngoại trưởng Ý Frattini (bên phải) đang thảo luận với các đồng nhiệm tại Brussels.
Hồi đầu tháng hai này, khoảng ba nghìn người Tunisia đã đổ bộ vào đảo Lampedusa của Ý mà theo lời họ là muốn trốn chạy khỏi sự bất ổn chính trị và cả nạn thất nghiệp ngày càng tăng cao ở quê nhà. Chính quyền Roma đã lập tức lên tiếng cầu cứu EU giúp đỡ bởi vì nguy cơ có thể tăng cao hơn nữa. Ngoại trưởng Ý, Franco Frattini cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng ở Lybia có thể tạo ra một xu hướng không thể tưởng tượng nổi là người dân nước này sẽ đổ vào Ý để tìm kiếm việc làm và con đường để sang các nước châu Âu khác. Có thể trong thời gian tới sẽ có đến hàng trăm nghìn người từ Bắc Phi tìm cách vượt Địa Trung Hải đến miền Nam châu Âu sinh sống.

Ngoại trưởng các nước EU đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để tìm ra giải pháp ngăn chặn làn sóng nhập cư từ Bắc Phi. Thực tế là từ nhiều năm nay, các nước châu Âu đã liên tục làm việc với chính quyền Lybia về tình trạng nhập cư bất hợp pháp sang châu Âu. Vấn đề chưa giải quyết rốt ráo thì bất ổn xảy ra có thể dẫn đến tình trạng di cư ào ạt hơn nữa. Ngoại trưởng Anh William Hague mô tả thời điểm này là thử thách lớn, thử nghiệm lịch sử cho EU. Đa số các ý kiến đóng góp cho quá trình xem xét chính sách nhập cư là giúp đỡ các nước Bắc Phi và Trung Đông ổn định tình hình tại chỗ để giữ chân người dân khỏi cảnh vượt biên. Bà Catherine Ashton, phụ trách ngoại giao của EU đã phải liên tục “đi mây về gió” từ Brussels đến Tunisia, Cairo…nhằm tìm ra biện pháp cụ thể và hữu hiệu.

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Tunisia và Lybia làm cho hai nước Ý và Malta lo lắng nhất về nạn nhập cư bất hợp pháp bởi vì hằng năm (tức là khi chưa có bất ổn chính trị) đã có hàng trăm nghìn người cố gắng vượt biên đến hai nước này sinh sống. Một thỏa thuận trị giá gần 1 tỷ euro giữa EU và Lybia về chống tình trạng vượt biên hồi năm ngoái giờ đây đã mất tác dụng. Chính quyền Lybia “hù dọa” EU rằng nếu chính quyền hiện tại của Gaddafi sụp đổ thì có đến hai triệu người Bắc Phi thừa cơ hội đất nước hỗn loạn để vượt biên. Con số hàng trăm nghìn người mà Ngoại trưởng Ý Frattini dự đoán nghe đã “lùng bùng lỗ tai” thì nay con số hai triệu người có thể đẩy Nam Âu vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Không chỉ dẫn đến thảm họa nhân đạo như Ngoại trưởng Ý Frattini  cảnh báo mà nguy cơ buôn người, buôn lậu sẽ càng khó kiểm soát hơn. Tình trạng các chủ tàu khi đưa người vượt biên với thỏa thuận mang theo hàng hóa buôn lậu hoặc tiền bất hợp pháp được diễn ra rất phổ biến. Với số lượng người nhập cư dự kiến rất lớn như vậy thì tình hình tội phạm ở biên giới sẽ rất phức tạp.

TỊNH BẢO

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.