Châu Âu phẫn nộ trước vụ tấn công dã man ở Pháp

 Hiện trường vụ việc. (Nguồn: AFP/Getty images)
Hiện trường vụ việc. (Nguồn: AFP/Getty images)
(PLVN) - Vụ tấn công bằng dao tại Nice (Pháp) khiến 3 người thiệt mạng đã khiến phần lớn châu Âu bàng hoàng và phẫn nộ. Nga, Italy và Đức mạnh mẽ lên án vụ việc nghiêm trọng này.

Kênh truyền hình BSM TV của Pháp đưa tin ba người đã thiệt mạng và một số người khác bị thương trong vụ tấn công bằng dao xảy ra ngày 29/10 tại một nhà thờ ở thành phố Nice, miền Nam nước này.

Theo Reuters, Thị trưởng thành phố Nice Christian Estrosi cho biết vụ tấn công bằng dao xảy ra ở trong hoặc gần nhà thờ Notre Dame ở thành phố này vào sáng 29/10. Người đàn ông tình nghi là kẻ tấn công đã hét lớn "Allahu Akbar" (Thánh Allah vĩ đại) ngay sau khi bị bắt. Thị trưởng Estrosi cho rằng đây là vụ tấn công khủng bố. Theo cảnh sát, 3 người đã thiệt mạng và một số người khác bị thương.

AFP cho hay, hiện chưa rõ liệu có mối liên hệ nào giữa vụ tấn công trên với vụ giáo viên lịch sử người Pháp Samuel Paty bị một phần tử Hồi giáo cực đoan sát hại ngày 16/10 vừa qua do cho các học sinh xem tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed hay không.

Hiện trường vụ tấn công. (Ảnh: Express)
  Hiện trường vụ tấn công. (Ảnh: Express)

Sau khi được thông tin về vụ tấn công bằng dao ở thành phố Nice (Pháp), Nga, Italy và Đức đã lên án vụ việc nghiêm trọng này.

Ngày 29/10, Điện Kremlin ra tuyên bố cho rằng hành động giết người trên là "không thể chấp nhận được". Trong khi đó, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte chỉ trích hành động "tấn công hèn hạ" đã cướp đi sinh mạng của 3 người tại một nhà thờ ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp.

Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nhấn mạnh: "Cuộc tấn công hèn hạ sẽ không làm lay chuyển được mặt trận chung bảo vệ những giá trị của tự do và hòa bình. Niềm tin của chúng ta mạnh hơn sự cuồng tín, hận thù và khủng bố." Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng thể hiện sự đoàn kết với Pháp.

Vụ việc trên xảy ra trong bối cảnh Pháp vẫn đang phải giải quyết những căng thẳng nảy sinh liên quan vụ giáo viên lịch sử người Pháp Samuel Paty bị một phần tử Hồi giáo cực đoan sát hại dã man ngày 16/10 vừa qua do cho các học sinh xem tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed trong tiết học. Vụ việc đã gây chấn động dư luận nước Pháp. Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron gọi đây là "vụ tấn công của các phần tử khủng bố Hồi giáo," đồng thời tăng cường hành động chống khủng bố và các phần tử Hồi giáo cực đoan. 

Trong khi đó, đài phát thanh Europe 1 đưa tin trong một vụ việc riêng rẽ xảy ra vài giờ sau vụ tấn công ở Nice nói trên, cảnh sát Pháp đã phải nổ súng vào một người đàn ông cầm một khẩu súng ngắn đe dọa người qua đường tại Montfavet, gần thành phố Avignon ở miền Nam nước Pháp. Người này cũng hô to "Allahu Akbar" và đã bị cảnh sát bắn hạ.

Cùng ngày 29/10, tại Saudi Arabia, truyền hình nhà nước đưa tin một người đàn ông nước này đã bị bắt giữ tại thành phố Jeddah sau khi có hành động tấn công và làm bị thương một nhân viên bảo vệ tại Lãnh sự quán Pháp. Đại sứ quán Pháp tại Saudi Arabia cũng cho biết đã xảy ra một vụ "tấn công bằng dao nhằm vào một nhân viên bảo vệ" tại lãnh sự quán nước này, nạn nhân hiện đã được đưa đến bệnh viện.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.