Châu Âu lên kế hoạch mở cửa lại du lịch

Châu Âu thận trọng mở cửa du lịch
Châu Âu thận trọng mở cửa du lịch
(PLVN) - Sau thời gian dài ban hành các lệnh phong tỏa đất nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nước châu Âu đã thống nhất việc mở cửa trở lại du lịch trong thời gian tới với những chính sách và hướng đi cụ thể. Tuy nhiên, nhiều người dân châu Âu vẫn đang cân nhắc lại kế hoạch du lịch trong năm nay do còn nhiều những vấn đề lo ngại về cú sốc Covid-19 vừa qua.

Thận trọng mở cửa du lịch

Sau thời gian tạm đóng cửa, ngành du lịch EU hiện đang phải chịu áp lực chưa từng có do hệ quả cơn bão “Covid-19” tại châu Âu gây ra. Tại nhiều nước châu Âu, khi quá trình kiểm soát dịch được thực hiện tốt ngay từ đầu thì đến thời điểm này, các nước này đã bắt đầu vào thực hiện hồi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch mở cửa các quốc gia EU với nhau, chính phủ nhiều nước tỏ ra thận trọng nhằm tránh sự bùng phát lại của Covid-19 trong cộng đồng. 

Thỏa thuận mở cửa biên giới giữa 11 quốc gia châu Âu nhằm mở cửa du lịch phải thực hiện theo các nguyên tắc: nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại theo từng giai đoạn có sự phối hợp và thống nhất chặt chẽ giữa các bên; đề xuất những cách thức mới cho phép mở cửa trở lại các hoạt động du lịch nhưng phải tránh nguy cơ lây lan dịch; đảm bảo an toàn cho những công dân EU đi lại tự do trong châu Âu; từng bước khôi phục quyền tự do đi lại ở khu vực biên giới của người dân.

Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, Italia đang thận trọng tính đến việc mở cửa du lịch. Sau gần 2 tháng tạm ngưng các hoạt động và sụt giảm tới 95% doanh thu từ du lịch, nhà chức trách Italia lên kế hoạch sẽ mở cửa trở lại du lịch đất nước trong năm nay. Ngày 16/5, Chính phủ Italy cho biết sẽ mở cửa biên giới trở lại đối với khách du lịch châu Âu, bắt đầu từ đầu tháng 6 tới, đồng thời hủy bỏ quy định bắt buộc cách ly trong vòng 14 ngày đối với khách du lịch.

Hiệp hội Nông nghiệp Italy Coldiretti cho rằng, việc mở cửa biên giới Italy cho công dân châu Âu không chỉ thúc đẩy du lịch mà còn cứu ngành nông nghiệp nước này, với sự trở lại của khoảng 150.000 lao động theo mùa vụ tới từ Romania, Ba Lan, Bulgaria và các quốc gia châu Âu khác để tham gia hoạt động thu hoạch nông sản made in Italy. Tuy đã thực hiện nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại và chuẩn bị đưa du lịch trở lại, nhà chức trách nước này vẫn lo ngại về đợt bùng phát thứ 2 của dịch bệnh tại đất nước, vì vậy nhiều hoạt động vui chơi giải trí vẫn nằm trong diện hạn chế mở cửa. 

Tại Pháp, sau khi đón nhận những tín hiệu tích cực của người dân sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe thông báo, trong kỳ nghỉ hè sắp tới (tức vào tháng 7 và tháng 8/2020), người dân Pháp có thể di chuyển tự do trên lãnh thổ, thay vì giới hạn 100 km tính từ nơi cư trú như hiện nay.

Bên cạnh đó, Công ty đường sắt quốc gia (SNCF) thông báo, ngay từ ngày 15/5, người dân có thể đặt mua vé tàu cho kỳ nghỉ hè sắp tới. Để đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân, Chính phủ Pháp dự kiến cho phép các nhà hàng, cửa hàng cà phê hoạt động trở lại ngay đầu tháng 6/2020. Pháp cũng đã thiết lập một bản theo dõi tình hình Covid-19 tại các nước và trong khu vực, dự kiến nếu tình hình được kiểm soát sẽ thực hiện mở cửa trở lại hoạt động du lịch với các quốc gia này. 

Bồ Đào Nha, quốc gia đã tránh được thảm kịch không kiểm soát được sự lây lan của virus do sớm đóng cửa biên giới với Tây Ban Nha, đang thận trọng lên kế hoạch cho mùa du lịch hè. Trong khi đó, Áo tuyên bố sẽ mở lại hoàn toàn biên giới với Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary từ ngày 15/6, qua đó nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới với các quốc gia láng giềng phía đông này sau khi đã đạt được thỏa thuận tương tự với một số nước láng giềng phía tây, gồm Đức, Thụy Sĩ và Liechtenstein.

Đức cũng cho biết, nước này sẽ dừng các biện pháp kiểm soát biên giới với Đan Mạch trong một vài ngày tới và từ ngày 15/6, nước này cũng sẽ không tiến hành kiểm tra tại khu vực biên giới với Pháp, Áo và Thụy Sĩ. 

Các hoạt động mở cửa nội biên giữa các quốc gia châu Âu với nhau nhằm hướng tới việc phục hồi dần ngành du lịch, đón khách trở lại và tính đến kế hoạch đưa du lịch phát triển trở lại trong năm.

Châu Âu thực hiện mở cửa theo các giai đoạn cụ thể
Châu Âu thực hiện mở cửa theo các giai đoạn cụ thể

Người dân đã sẵn sàng đi du lịch?

Trong kế hoạch mở cửa du lịch giữa các quốc gia châu Âu, nhiều nước vẫn thực hiện các quyết định đơn phương, duy trì lệnh phong tỏa với lý do nhằm ngăn chặn làn sóng Covid-19 mới bùng phát. Điều này cũng được nhiều người dân châu Âu đồng tình.

Với những người dân tại các địa điểm có vùng du lịch nổi tiếng, một mặt, họ muốn tránh tiếp xúc gần du khách nước ngoài vì lo ngại nhiễm virus SARS-CoV-2. Mặt khác, họ hiểu rõ tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế, hàng triệu việc làm phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào du lịch. Bởi vậy, không ít người tỏ ra lưỡng lự với quyết định mở cửa trở lại du lịch. 

Tuy tỏ ra vui mừng với các quyết định nới lỏng lệnh hạn chế đi lại, nhiều người vẫn không chắc chắn về nguy cơ an toàn khi du lịch mở cửa đưa đón khách ngoại biên, nhất là khi dịch bệnh vẫn chưa thể kiểm soát tại một số nước. Bởi vậy, đối với người dân các nước châu Âu, việc mở cửa du lịch trở lại như cuộc đánh đổi lớn, không chỉ về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội mà còn là vấn đề đảm bảo sức khỏe, tính mạng con người.

Bởi vậy, dù sắp tới hoạt động du lịch giữa các nước nước châu Âu được duy trì trở lại ở mức hạn chế, tuy nhiên lượng khách du lịch có thể vẫn sẽ thấp và ngành du lịch vẫn phải chịu áp lực lớn đến lúc tình hình dịch bệnh trở nên tốt hơn. 

Đối với các hoạt động vui chơi giải trí trong nước, người dân các nước tỏ ra thoải mái hơn. Tại Italia, người dân đã bắt đầu mở cửa các nhà hàng, tiệm cắt tóc, quán bar từ hai tuần trước, sớm hơn so với kế hoạch mở cửa của EU.

Người dân tại đất nước này cũng bắt đầu những chuyến đi ngắn hạn với quãng đường ngắn, chủ yếu đi thăm người thân và thực hiện những chuyến du lịch tự túc nhằm đảm bảo an toàn. Đồng thời, những hoạt động như tụ tập đông người vẫn bị cấm tại các quốc gia này nên gần như những địa điểm vui chơi giải trí công cộng còn hạn chế khách du lịch. 

Bên cạnh đó, vấn đề kỳ thị hay nỗi sợ của người dân các nước này sau cú sốc Covid-19 cũng khiến họ trở nên e dè hơn trong việc ra ngoài và tụ tập tại các điểm du lịch. Điều này khiến cho việc liên kết mở cửa du lịch giữa các quốc gia EU trở nên khó khăn hơn. 

Tại Đức, trước đó với ba ca nhiễm được ghi nhận tại Stockdoft, hãng ô tô có liên quan đến ba ca nhiễm mới Webasto đã thông báo đóng các trụ sở nơi gần 1.000 nhà quản lý, thiết kế viên và kỹ sư làm việc trong hai tuần nhằm tránh virus lan rộng hơn nữa. Đến nay, người dân đã tránh đến ngôi làng này, hầu như hoạt động du lịch tại đây vẫn chưa thể bắt đầu trở lại do lượng khách gần như bằng 0, người ta vẫn lo sợ về nguy cơ lây nhiễm khi đến các khu vực này. 

Việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch giữa các nước EU với nhau là biện pháp nới lỏng dần cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên, với tâm lý lo sợ và còn e ngại về nguy cơ an toàn, nhiều người dân hiện vẫn chưa sẵn sàng cho những chuyến du lịch ra nước ngoài.

Thời gian tới, hoạt động du lịch tại EU vẫn sẽ chịu những tổn thất do hệ lụy Covid-19 kéo dài. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, các nước châu Âu sẽ tiến hành đến giai đoạn thứ 4 là từng bước khôi phục lại quyền đi lại tự do của người dân trong khu vực, đồng thời tạo hành lang cho du lịch trở lại từ mùa hè năm nay. 

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.