Châu Âu khẩn cấp ứng phó với giá năng lượng tăng cao

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ủy ban châu Âu (EC) hôm nay, 18/10, dự kiến sẽ đề xuất một loạt các biện pháp khẩn cấp khác để giải quyết vấn đề giá năng lượng cao.

Reuters cho biết, việc đề xuất thêm gói các biện pháp khẩn cấp là nỗ lực mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) nhằm giải quyết tình trạng giá năng lượng tăng vọt và cuộc khủng hoảng cung cấp nhiên liệu diễn ra tại châu Âu thời gian qua, sau khi Nga cắt giảm dòng khí đốt tới châu lục này.

Trong đó, theo dự thảo gói các biện pháp khẩn cấp của châu Âu mà Reuters được tiếp cận, biện pháp cuối cùng sẽ là EU có thể đặt ra "giá biến động tối đa" tạm thời cho các giao dịch khí đốt tại Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu Hà Lan (TTF) – chỉ số đóng vai trò là giá chuẩn cho tất cả khí đốt được giao dịch trên lục địa này.

Theo tài liệu dự thảo, các trung tâm kinh doanh khí đốt khác của EU sẽ được liên kết với mức giá này thông qua "hành lang biến động giá”.

EC cho rằng, biện pháp này không được ảnh hưởng đến an ninh cung cấp khí đốt của EU, hay gây ra sự gia tăng sử dụng khí đốt hoặc làm gián đoạn hoạt động của các thị trường khí đốt. Động thái hạn chế giá khí đốt TTF sẽ cần phải được sự chấp thuận của các nước EU.

Gói của EU cũng bao gồm các biện pháp khác nhằm giảm bớt tác động của giá cao đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các dự thảo đề xuất cho thấy các biện pháp mà EC sẽ đề xuất sẽ không bao gồm giới hạn giá khí đốt ngay lập tức vì các nước EU vẫn còn chia rẽ về ý tưởng này.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.