Đẩy mạnh truy xuất sản phẩm
Những loại TPCN được hứa hẹn sẽ làm cho người tiêu dùng gầy mà không cần ăn kiêng hoặc tập thể dục. Trên nhãn của những thứ đó thường khẳng định rằng chúng an toàn và hoàn toàn tự nhiên. Thế nhưng, theo một nghiên cứu được tạp chí y khoa JAMA Network Open của Hiệp hội y khoa Mỹ, nhiều sản phẩm trong số này có chứa các thành phần hoạt tính dược phẩm không được phê duyệt và chưa được nghiên cứu.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng các chất này thể hiện mối quan tâm sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Cơ quan y tế công cộng California phát hiện ra rằng, từ năm 2007 đến 2016, 776 sản phẩm được bán trên thị trường dưới dạng TPCN có chứa các hoạt chất ẩn không an toàn hoặc chưa được nghiên cứu. Vì vậy, các nhà sản xuất TPCN tại châu Âu đầu năm 2020 được khuyến khích để theo dõi mọi thành phần thông qua chuỗi cung ứng của họ.
Ông Tatjana Milenovic - người đứng đầu toàn cầu của phân khúc thực phẩm và đồ uống tại Tập đoàn ABB – cho hay, việc các nhà sản xuất cải thiện khả năng truy vết trong sản xuất TPCN sẽ phần nào đảm bảo rằng chỉ có các loại TPCN chất lượng cao mới có thể được đưa vào thị trường. Theo ABB, đã có sự tăng trưởng đáng kể trong việc tiêu thụ các loại TPCN trên khắp châu Âu, với 51% nam giới và 65,8% phụ nữ ở Đan Mạch dùng một hoặc nhiều loại TPCN.
(Hình minh họa). |
Sự tăng trưởng trong tiêu dùng TPCN như vậy phải được kết hợp với sự gia tăng về khả năng truy tìm nguồn gốc từ ngành công nghiệp TPCN, đặc biệt là khi rủi ro với người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm như vậy ở mức rất cao và một sai lầm duy nhất có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù nhiều loại TPCN có chứa các thành phần tự nhiên nhưng ngành công nghiệp này đã không phải là không có scandal.
Trong giai đoạn 2008 đến 2011, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ đã nhận được 6.307 báo cáo về các vấn đề sức khỏe từ việc tiêu thụ các loại TPCN. Các xét nghiệm với các loại TPCN thảo dược cho thấy 80% sản phẩm được thử nghiệm trên thực tế có chứa chất ô nhiễm hóa học. Đáng mừng là có các quy tắc và quy định mà các nhà sản xuất có thể tuân theo để cải thiện khả năng truy xuất các loại TPCN, tùy thuộc vào khu vực sản xuất.
Nhiều công nghệ cũng có sẵn có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc, tiết kiệm tiền và nâng cao hiệu quả của quy trình. Chỉ thị về TPCN của Liên minh châu Âu (EU) năm 2002 yêu cầu các TPCN phải được chứng minh là an toàn, cả về liều lượng và độ tinh khiết. Các TPCN cũng phải được xác nhận là an toàn trước khi chúng được bán ở EU mà không cần toa bác sĩ.
Là một loại thực phẩm, các quy định liên quan đến truy xuất nguồn gốc và thực hành sản xuất tốt được điều chỉnh bởi mỗi quy định nội bộ của các quốc gia thành viên của EU và được điều chỉnh bởi các cơ quan quản lý nội bộ. Việc các nhà sản xuất TPCN có thể theo dõi mọi thành phần trong chuỗi cung ứng của họ; hiểu đầy đủ về chuỗi cung ứng là điều rất tốt, có thể làm giảm chi phí thu hồi và làm cho các bước hoặc điểm nhiễm bẩn có thể trở nên dễ theo dõi hơn.
Điều này cũng sẽ làm giảm số lượng sản phẩm cần phải thu hồi. Nhiều cơ quan quản lý nội bộ của EU sử dụng các thực hành sản xuất tốt (GMP) theo đó yêu cầu phải có hồ sơ về khả năng truy xuất nguồn gốc bằng văn bản; việc này có thể tốn thời gian và dễ bị lỗi, vì công nhân sẽ chỉ có thể ghi lại ảnh chụp nhanh các điều kiện, thay vì có thể xem toàn bộ các quy trình có liên quan một cách tổng quan.
Các công nghệ như hệ thống quản lý hoạt động sản xuất (MOM) hiện cho phép các nhà sản xuất ghi lại dữ liệu này và tự động hiểu sâu hơn về sản phẩm của họ. Hệ thống MOM ghi lại dữ liệu từ các cảm biến, cho phép các nhà sản xuất tạo “hộ chiếu kỹ thuật số” cho các sản phẩm khi từ nhà máy sản xuất ra ngoài.
Với hệ thống MOM, các nhà sản xuất có thể chia quy trình sản xuất thành các bước riêng biệt được ghi vào “hộ chiếu kỹ thuật số” của sản phẩm. Điều này cho phép các quản lý nhà máy theo dõi các điều kiện chính xác của sản phẩm thông qua quy trình sản xuất và xác định thời điểm và nơi mà một chất gây ô nhiễm tiềm năng đã xâm nhập vào hệ thống. Việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc rõ ràng với các sản phẩm TPCN sẽ cho phép các nhà sản xuất tạo ra một cầu nối vững chắc và ổn định với người tiêu dùng.
Quy định của châu Âu về TPCN
Châu Âu có luật chung về quy chế thực phẩm áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm. An toàn và hiệu quả của các loại TPCN được đánh giá bởi Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) - một thực thể được thành lập vào tháng 1/2002 như là một nguồn tư vấn khoa học độc lập đưa ra ý kiến mà Ủy ban châu Âu sử dụng để thông qua luật pháp.
Đây là đơn vị chịu phần lớn trách nhiệm trong việc giám sát xây dựng pháp chế và các quy phạm pháp luật. EFSA đã làm việc với Ủy ban Châu Âu về việc đánh giá cách thiết lập giới hạn tối đa cho vitamin và khoáng chất trong TPCN và các thực phẩm tăng cường sức khỏe, đưa ra ý kiến về các chất khác ngoài vitamin và khoáng chất.
Trong khi đó, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) là đơn vị chịu trách nhiệm liên quan khi một loại thuốc được đưa vào các khu vực khám chữa bệnh. Theo quy định của châu Âu, TPCN là sản phẩm nhằm mục đích bổ sung cho chế độ ăn bình thường và là nguồn dinh dưỡng tập trung hoặc có chữa các chất khác có chức năng dinh dưỡng hoặc sinh lý, đơn độc hoặc kết hợp, được bán ở dạng “liều” như thuốc viên, viên nén, viên nang, chất lỏng và các dạng tương tự khác, gói bột, ống đựng chất lỏng, chai pha chế…
Các quy tắc liên quan đến những sản phẩm như vậy được nêu trong Chỉ thị 2002/46/EC. Chỉ thị này đưa ra định nghĩa về thực phẩm bổ sung, thiết lập danh sách các vitamin và khoáng chất cho phép và đặt ra các yêu cầu ghi nhãn.
Chỉ thị kêu gọi thiết lập liều lượng tối thiểu và tối đa hài hòa cùng nhiều quy định khác nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn từ các sản phẩm và để đảm bảo rằng đơn vị sản xuất không cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm. Tuy nhiên, việc điều chỉnh việc thực hiện các quy định này vẫn là thẩm quyền của các quốc gia thành viên EU. Ngoài ra, các chất không phải là vitamin và khoáng chất không thuộc diện điều chỉnh của chỉ thị và các quy tắc điều chỉnh các chất này vẫn do các quốc gia thành viên EU đưa ra.
Liên quan đến sự an toàn của TPCN, Chỉ thị đưa ra một danh sách hài hòa các vitamin và khoáng chất có thể được bổ sung cho mục đích dinh dưỡng trong TPCN. Phụ lục II của Chỉ thị có một danh sách các nguồn được phép (vitamin và các chất khoáng) từ đó các vitamin và khoáng chất có thể được sản xuất.
Danh sách này sau đó đã được sửa đổi bởi các Quy định và Chỉ thị như Quy định của Ủy ban (EU) 2017/1203, Quy định của Ủy ban (EU) 2015/414, Quy định của Ủy ban (EU) số 119/2014, Quy định của Ủy ban (EU) số 1161/2011, Quy định của Ủy ban (EC) số 1170/2009… Việc buôn bán các sản phẩm chứa các loại vitamin và khoáng chất không được liệt kê trong Phụ lục II bị cấm tại châu Âu từ ngày 1/8/2005.