Châu Âu dần quay lại cuộc sống bình thường mới

Người dân đeo khẩu trang đi mua sắm ở Berlin (Đức). Ảnh:  Getty Images
Người dân đeo khẩu trang đi mua sắm ở Berlin (Đức). Ảnh: Getty Images
(PLVN) - Dù còn lo ngại các số liệu nhiễm bệnh chính thức ca gấp nhiều lần và nhấn mạnh nguy cơ nhiễm trùng không triệu chứng đang xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng các nước châu Âu đang dần trở lại cuộc sống bình thường mới.

Mối lo các ca nhiễm không triệu chứng...

Các nhà nghiên cứu cho rằng, số người nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 ở Đức có thể cao hơn gấp 10 lần. Thông tin này đưa ra đúng thời điểm các nước châu Âu đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế khi dịch đã qua đỉnh ở lục địa này.

Đây là kết quả mà các nhà nghiên cứu từ Đại học Bon công bố hôm qua – 4/5. Nghiên cứu sơ bộ của họ, dựa trên nghiên cứu thực địa tại thị trấn Gangelt ở thị trấn Heinsberg - nơi có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Đức, cho thấy nguy cơ lây nhiễm do  những người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng.

Nghiên cứu ngẫu nhiên 919 người, tương đương khoảng 15%  số người Gangelt đã bị nhiễm bệnh, với tỷ lệ tử vong là 0,37%. Ngoại suy trên toàn quốc, họ cho biết khoảng 1,8 triệu người sống ở Đức có thể đã nhiễm virus, chống lại 160.000 trường hợp được xác nhận cho đến nay.

Khoảng một phần năm trong số những người bị nhiễm không có triệu chứng. Điều này khiến các nhà nghiên cứu càng nhấn mạnh tầm quan trọng của khoảng cách vật lý và vệ sinh cơ bản trong phòng chống dịch bệnh này.

Nghiên cứu tại Pháp, nơi một bệnh viện ở Paris đã kiểm tra các mẫu cũ từ bệnh nhân viêm phổi, đã tìm thấy một trường hợp Covid-19 từ ngày 27/12, gần một tháng trước khi chính phủ Pháp xác nhận các trường hợp đầu tiên và cho rằng virus đã lưu hành ở châu Âu sớm hơn so với quan niệm hiện tại.

Yves Cohen, Trưởng khoa hồi sức tại bệnh viện Avicenne và Jean Verdier ở ngoại ô phía bắc Paris - cho biết, một người đàn ông không hề đi du lịch ở đâu, đã bị bệnh trong 15 ngày và nhiễm bệnh cho hai đứa con của mình, nhưng vợ anh ta lại không bị lây nhiễm. “Anh ta không hiểu mình đã bị nhiễm bệnh như thế nào”,  ông ngạc nhiên nói.

...Không ngăn được niềm vui được "mở cửa"

Khi hàng triệu người ở Ý và trên khắp lục địa đã hoạt động trở lại, cơ quan kiểm soát dịch bệnh của EU cho biết chỉ có 5 quốc gia châu Âu chưa thể hiện xu hướng giảm rõ rệt trong đợt bùng phát của họ.  

Người Ý đeo khẩu trang đi ra ngoài trời khi nước này kết thúc giai đoạn phong tỏa trên toàn quốc. Ảnh: Antonio Parrinello / Reuters
Người Ý đeo khẩu trang đi ra ngoài trời khi nước này kết thúc giai đoạn phong tỏa trên toàn quốc. Ảnh: Antonio Parrinello / Reuters 
Chỉ đứng sau Hoa Kỳ trong tổng số hơn 29.000 người chết do Covid-19, Ý đã cho  hơn 4 triệu công nhân xây dựng và nhà máy trở lại làm việc sau khi ghi nhận mức nhiễm thấp nhất kể từ khi chính phủ áp dụng phong tỏa quốc gia vào ngày 9/3.

Sau 9 tuần phải ở nhà, 60 triệu cư dân nước này cuối cùng đã được tự do đi dạo trên đường phố và công viên và thăm người thân. Các nhà hàng mở cửa trở lại cho các đơn đặt hàng mang đi, nhưng các quán bar sẽ vẫn đóng cửa và người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra chỗ công cộng.

Ý là nước phương Tây đầu tiên áp dụng phong tỏa chặt chẽ trên toàn quốc và những tuần bị buộc phải ở nhà kéo dài dường như đè nặng lên tâm lý của người dân quốc gia này: một cuộc thăm dò của Viện Piepoli cho thấy 62% người Ý nghĩ rằng họ cần hỗ trợ tâm lý.

Tại ga tàu điện ngầm Marques de Pombal ở Lisbon vào thứ Hai. Ảnh: Mario Cruz / EPA
Tại ga tàu điện ngầm Marques de Pombal ở Lisbon vào thứ Hai. Ảnh: Mario Cruz / EPA 

Tây Ban Nha, nước có số người chết cao thứ hai ở châu Âu, cũng bắt đầu thận trọng nới lỏng sau 48 ngày bị phong tỏa, và thứ Bảy vừa rồi người Tây Ban Nha lần đầu tiên được phép tập thể dục bên ngoài nhưng bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng.

Các cửa hàng nhỏ - bao gồm cả thợ làm tóc - đã bắt đầu tiếp nhận khách hàng vào ngày thứ Hai – 4/5, trong khi các quán bar và nhà hàng bắt đầu được phép bắt cung cấp dịch vụ mang đi. Khoảng 10% doanh nghiệp của Hy Lạp, bao gồm các cửa hàng cắt tóc và nhà sách, cũng mở cửa trở lại vào thứ Hai.

Bồ Đào Nha cho phép các cửa hàng nhỏ, tiệm làm tóc và đại lý xe hơi tiếp tục kinh doanh, với yêu cầu đeo khẩu trang trong các cửa hàng và trên phương tiện giao thông công cộng, trong khi Slovenia, Ba Lan và Hungary mở lại một phần không gian công cộng và một số lĩnh vực kinh doanh được lựa chọn.  

Một cửa hàng cắt tóc mở cửa trở lại vào thứ Hai tại Madrid. Ảnh: Getty Images

 Một cửa hàng cắt tóc mở cửa trở lại vào thứ Hai tại Madrid. Ảnh:  Getty Images

Tại Đức, các bảo tàng, cơ sở tôn giáo, sân chơi và sở thú cũng mở cửa trở lại, trong khi Áo cho học sinh trung học trở lại lớp học để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp tháng này. Một số nhân viên văn phòng Bỉ đã trở lại làm việc vào thứ Hai – 4/5.

Có vẻ như làn sóng lây nhiễm qua đỉnh, ông Andrea Ammon, giám đốc Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu, nói với Quốc hội châu Âu.

Ammon cho biết, trong số 31 quốc gia châu Âu mà cơ quan giám sát, chỉ có Bulgaria vẫn ghi nhận sự gia tăng các ca nhiễm, trong khi Ba Lan, Romania, Thụy Điển và Anh đã ghi nhận mức tăng cao nhất của châu Âu và không có thay đổi đáng kể nào trong 14 ngày qua.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.