Chắp cánh ước mơ từ những điều giản dị

Nhiều dự án được các em học sinh, sinh viên tổ chức rất ý nghĩa và hấp dẫn. (Dự án “Tìm lại nụ cười tinh hoa dân tộc” – nguồn: Khuất Thị Hoa)
Nhiều dự án được các em học sinh, sinh viên tổ chức rất ý nghĩa và hấp dẫn. (Dự án “Tìm lại nụ cười tinh hoa dân tộc” – nguồn: Khuất Thị Hoa)
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Mùa hè là thời gian, học sinh, sinh viên được nghỉ ngơi thư giãn sau một năm học tập. Hiện nay, để các em có được khoảng thời gian bổ ích, năng động, nhiều trường học, câu lạc bộ đã tạo ra các dự án bổ ích,tích hợp nhiều kỹ năng, đem lại năng lượng tích cực thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.

Rời xa máy tính, điện thoại “Chợ làng có một cụ già/Bàn tay nặn bột nở hoa dâng đời/Gốc đề rải chiếu cụ ngồi/Lặng im mở một khung trời tuổi thơ” (Bài thơ “Người bán tò he” - Nguyễn Văn Song). Đó là những câu thơ mở đầu cho dự án “Tìm lại nụ cười tinh hoa dân tộc” vào tháng 6 vừa qua của nhóm sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Đại học FPT Hà Nội với chủ đề nặn tò he, hy vọng đưa các em học sinh quay trở lại với những trò chơi, nét đẹp văn hóa dân gian mộc mạc, giản dị. Dự án là sự phối hợp giữa nhóm sinh viên của Trường Đại học FPT cùng Trường Mầm non Kim Sơn (Sơn Tây, Hà Nội) góp một phần nhỏ vào công cuộc lan tỏa những giá trị văn hóa đẹp của người Việt.

Ths Khuất Thị Hoa (Giảng viên Trường Đại học FPT), người trực tiếp hướng dẫn dự án cho các em sinh viên chia sẻ, đây là dự án đầu tiên của nhóm sinh viên ngành Công nghệ thông tin. Dự án là một dịp giúp các em tăng cường kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu, trải nghiệm những nét đẹp tinh hoa dân tộc, đồng thời đem lại những giá trị có ích cho cộng đồng.

Trước khi bắt đầu dự án, nhóm sinh viên Trường Đại học FPT đã cùng nhau đến tham quan và trải nghiệm thực tế tại làng Xuân La - Phú Xuyên (Hà Nội). Trong buổi trải nghiệm này, nhóm các sinh viên đã được tham quan tại gia đình của nghệ nhân Đặng Đình Sự, được nghe nghệ nhân chia sẻ và được tự tay nặn những con tò he. Buổi tham quan, trải nghiệm đã mang đến nhiều cảm xúc thú vị, nhiều kiến thức bổ ích cho nhóm.

Nhờ những chia sẻ của nghệ nhân nặn tò he, nhóm sinh viên Đại học FPT cho biết, các em đã có nguồn tư liệu, kiến thức phong phú để hoàn thiện dự án một cách chỉn chu nhất. Trong chuỗi hoạt động của dự án, nhóm sinh viên đã đích thân tự mời, liên hệ với các nghệ nhân đến hướng dẫn các em học sinh tại trường mầm non nặn tò he với các hình thật ngộ nghĩnh như: con lợn, con cún, con rùa, bông hoa… các con học sinh có buổi trải nghiệm vô cùng thích thú và ý nghĩa.

Dự án Scribbles của các em học sinh THPT đã mang lại những bài học ý nghĩa cho các học viên “nhí” tham gia. (Nguồn: Thảo Nguyên)
Dự án Scribbles của các em học sinh THPT đã mang lại những bài học ý nghĩa cho các học viên “nhí” tham gia. (Nguồn: Thảo Nguyên)

Cô Nguyễn Thị Kim Thủy (Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, thông qua buổi trải nghiệm nặn tò he đã để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng học sinh, thầy cô giáo cùng đồng hành. Nhờ việc được tự tay nặn tò he, các em học sinh mầm non đã có thêm tình yêu đối với những trò chơi dân gian, đồng thời đây là khoảng thời gian bổ ích để rời xa điện thoại, đắm mình vào không gian dân dã, mộc mạc, truyền thống mà các em khó có dịp trải nghiệm trong cuộc sống hiện đại thường nhật đang diễn ra mỗi ngày.

Em Ngọc Linh (Đại diện dự án, sinh viên Trường Đại học FPT) cho biết, tại buổi workshop được tổ chức ở Trường Mầm non Kim Sơn, nghệ nhân Đặng Đình Sự, nghệ nhân Lê Văn Thế đã chia sẻ các nguyên liệu để làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Cho đến các công đoạn như nhuộm màu từ loài cây, thực vật an toàn. Tham gia buổi thực hành làm tò he, các em học sinh được các nghệ nhân cùng cô giáo hỗ trợ làm ra những con vật ngộ nghĩnh, dễ thương.... Buổi trải nghiệm của dự án đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng cho những sinh viên tham gia.

Nhờ có dự án, không chỉ mùa hè của các em học sinh mầm non, mà ngay chính các sinh viên đã ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi như được quay trở lại tuổi thơ xưa mộc mạc, bình dị. Khi các em được về quê, chơi trò ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, nặn tò he, tạo hình con trâu từ lá đa,... trong tháng nghỉ hè.

Cùng nâng cao nhận thức cho giới trẻ

Không chỉ tạo ra một sân chơi văn hóa lành mạnh, bổ ích cho học sinh,sinh viên. Nhiều trường học đã tạo điều kiện để các em học sinh có cơ hội tiếp thu những kiến thức về bình đẳng sắc tộc, bình đẳng giới, kỹ năng quản lý cảm xúc, tôn trọng mọi người,... Như dự án mang tên “Scribbles” của các em học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, được tổ chức năm nay với chủ đề “Khúc Ngân Thanh”, dự án sẽ cung cấp cho các em nhỏ những kiến thức cần thiết về sự cân bằng để hình thành nhận thức về bình đẳng trong những mối quan hệ xung quanh đồng thời đem đến cách thức quản lý các yếu tố khác nhau trong cuộc sống thường ngày.

Những dự án bổ ích mùa hè giúp các em học sinh, sinh viên rời xa máy tính, điện thoại. (Nguồn: Khuất Thị Hoa)
Những dự án bổ ích mùa hè giúp các em học sinh, sinh viên rời xa máy tính, điện thoại. (Nguồn: Khuất Thị Hoa)

Được biết, dự án được thành lập từ năm 2015, đã kéo dài 9 mùa liên tiếp, với sự tham gia, hỗ trợ của học sinh THPT tại nhiều trường khác nhau trên toàn địa bàn Hà Nội. Mỗi năm, dự án sẽ có những chủ đề độc đáo, hướng tới việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt là các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong độ tuổi từ 7-12 tuổi. Thông qua những hoạt động đa dạng, nổi bật là Scribbles’Camp và Scribbles’ Tour, dự án đã và đang tích cực lan tỏa sứ mệnh của mình đến với cộng đồng.

Ví dụ như dự án “Scribbles” đã từng ghé thăm, hỗ trợ các em nhỏ tại Trung tâm Hy vọng Lạng Sơn; hay tổ chức khóa học về khoa học đầy thú vị, hấp dẫn tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng Trẻ Khuyết Tật Hà Nội; trang trí cho thùng rác ở một số trường học tại Hà Nội giúp học sinh nhận thức việc phân loại, vứt rác đúng nơi quy định,...

Trong mùa 10 năm nay, có hàng loạt chuỗi hoạt động do chính các em học sinh độ tuổi 15- 17 tuổi trong dự án lên kế hoạch tổ chức. Vào tháng 7, hoạt động Scribbles’ Camp (trại hè Scribbles) đã đem đến những bài giảng thú vị như định kiến giới, bình đẳng giới, cách tránh nguy cơ bị xâm hại về giới, tôn trọng sắc tộc, nghề nghiệp, tạo sự công bằng yêu thương người yếu thế trong xã hội (ví dụ như trẻ em khuyết tật),.... Cuối mỗi buổi học, các em học sinh cùng nhóm dự án tổ chức những trò chơi, đặt câu hỏi thú vị để mọi người cùng vận dụng, thực hành để hiểu các kiến thức một cách sâu sắc nhất.

Trưởng ban tổ chức dự án, em Hương Giang (17 tuổi, THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn), cho biết: “Trải qua nhiều năm hoạt động, Scribbles đã cố gắng không ngừng trong hành trình nâng đỡ và đồng hành cùng những tâm hồn trẻ thơ trên chặng đường phát triển bản thân. Đồng thời, Scribbles mong muốn thay đổi nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm giúp đỡ, thấu hiểu, sẻ chia và dẫn dắt các em đến với những nấc thang kiến tạo tương lai. Năm 2024 này, chúng em hy vọng truyền tải đến các thành viên tham gia những kỹ năng và kiến thức cần thiết về “Sự cân bằng” - điều đem đến sự bình đẳng trong trong các mối quan hệ, trong cách các bạn nhỏ đối nhân xử thế với mọi người. Chúng em luôn cố gắng bảo đảm cho những người tham gia có được bài học thú vị, hấp dẫn và sinh động nhất. Cuối cùng, tiếp nối thành công của những mùa trước Scribbles năm nay hứa hẹn sẽ tiếp tục viết tiếp trang sách yêu thương và đem đến những giá trị thiết thực, ý nghĩa cho xã hội”.

Dự án“nho nhỏ” để lại những ký ức đẹp,trải nghiệm tuyệt vời cho các em. (Dự án Scribbles mùa 10, nguồn: Thảo Nguyên)
Dự án“nho nhỏ” để lại những ký ức đẹp,trải nghiệm tuyệt vời cho các em. (Dự án Scribbles mùa 10, nguồn: Thảo Nguyên)

Dự án “Scribbles” đã mang lại một sân chơi bổ ích, ý nghĩa đối với những em học sinh tham gia. Em Nguyễn Phương Anh (16 tuổi, trưởng phòng 4, THPT Chuyên Ngoại Ngữ): “Với tư cách là một “mảnh ghép” trong dự án, em cảm thấy tự hào về toàn bộ thành viên nói chung, các bạn làm rất tốt và mang đến nhiều bài học bổ ích cũng như những tiếng cười cho các em trại viên “tí hon” đăng ký tham dự. Lúc đầu em cảm thấy hơi lo lắng vì cùng đồng hành với cả nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ, nhưng tất cả chúng em đều vượt qua chính bản thân mình, để hoàn thành xuất sắc công việc và có những giây phút vui vẻ cùng các em học sinh đăng ký tham gia trại hè. Em hy vọng mọi người sẽ luôn ủng hộ dự án cũng như trại hè Scribbles mùa này và những mùa sau”.

Không chỉ để lại những kỷ niệm đẹp trong trái tim, ký ức của mỗi em học sinh. Những dự án “nho nhỏ” của các em đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ, yêu mến của rất nhiều phụ huynh trên địa bàn Hà Nội trong suốt thời gian vừa qua. Chị Phạm Thị Thu Hiền, phụ huynh em Nguyễn Lưu Gia Hân (Trường Tiểu học An Dương Vương, Hà Nội), chia sẻ: “Trại hè thuộc dự án “Scribbles” mùa 10 rất bổ ích và ý nghĩa. Sau khi con của tôi tham gia trại hè, cháu đã có cái nhìn đúng đắn hơn về giới tính về bản sắc dân tộc. Đặc biệt cháu đã biết cách tôn trọng mọi người dù họ làm bất kì ngành nghề hay ở bất kỳ quốc gia nào. Ngoài ra để tạo được sự hứng thú và hiệu quả cho bài học, trại hè còn cho cháu tham gia nhiều hoạt động vui chơi lý thú và hấp dẫn. Chắc chắn năm sau tôi nhất định sẽ cho con của mình tham gia trại hè Scribbles tiếp!”.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.