Chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022): Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong trái tim Việt Nam và thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam mà còn là nhà lãnh đạo, người anh hùng giải phóng dân tộc được nhân dân thế giới ngưỡng mộ với tấm lòng chân thành. Rất nhiều nơi trên thế giới đã dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh về Người - một danh nhân văn hóa của thế giới.

Mỗi năm, hàng chục vạn khách đến tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các khu di tích, tượng đài

Ngày 9/5 vừa qua, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã khai mạc triển lãm “Di tích lưu niệm và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Việt Nam và trên thế giới”.

Triển lãm gồm 200 ảnh tư liệu, được trưng bày thành 2 phần: Di tích lưu niệm và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam; Di tích lưu niệm và tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thế giới.

Tượng đài Bác Hồ tại Công viên Bảo tàng Văn minh châu Á (Singapore).

Tượng đài Bác Hồ tại Công viên Bảo tàng Văn minh châu Á (Singapore).

Tại Lễ khai mạc triển lãm, ông Đỗ Hoàng Linh - Phó Giám đốc phụ trách Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết, tới nay, Việt Nam có khoảng 700 di tích, 30 tượng đài, quảng trường và hơn 100 công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các địa phương trong cả nước. Hàng năm đón tiếp hàng chục vạn khách đến tham quan, tưởng niệm. Riêng Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, từ năm 1969 đến nay đã đón 73 triệu lượt khách trong nước và 12 triệu khách quốc tế đến tham quan, học tập.

Trên thế giới có 35 công trình, tượng đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở thành nơi tổ chức các sự kiện văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Những địa điểm ở các nước mà Người từng sống, học tập, làm việc hoặc đến thăm được đặt bia, khắc tượng đồng tưởng niệm. Nhiều quốc gia đã đặt tên công viên, trường học, đường phố, quảng trường, nhà máy, đội sản xuất, câu lạc bộ, vườn trẻ mang tên Người. Một số thư viện quốc gia, trường đại học quốc tế còn sáng tạo các hình thức xây dựng Không gian Hồ Chí Minh để trưng bày hình ảnh, ấn phẩm về cuộc đời, sự nghiệp của Người...

Triển lãm “Di tích lưu niệm và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Việt Nam và trên thế giới” góp phần khẳng định công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam, đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Đồng thời, triển lãm thể hiện lòng thành kính tưởng nhớ, tri ân sâu sắc của nhân dân Việt Nam và tình cảm yêu mến, kính trọng của nhân dân thế giới đối với Người; minh chứng rõ nét Nghị quyết của UNESCO năm 1987: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng xuất chúng, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; đã có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật”.

Sự vĩnh hằng trong tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho Người trở thành bất tử

Những tượng đài, những nơi lưu niệm điểm dừng chân ý nghĩa ở nước ngoài của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài và các hoạt động sôi nổi trong nước, quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra cho thấy “Hồ Chí Minh là một con người của truyền thuyết và của mọi thời đại, một nhân vật như vẫn đang sống cùng chúng ta ngày nay. Hồ Chí Minh không phải là ký ức của quá khứ. Sự vĩnh hằng trong tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho Người trở thành bất tử...” - như lời nhấn mạnh của ông Đỗ Hoàng Linh.

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng nổi bật giữa Công viên Hòa Bình, trung tâm Thủ đô La Havana. Ảnh: baotanglichsuquocgia.vn

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng nổi bật giữa Công viên Hòa Bình, trung tâm Thủ đô La Havana. Ảnh: baotanglichsuquocgia.vn

Trên thế giới, có thể kể đến Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng tại Công viên Hòa Bình cạnh Đại lộ 26, một trong những công viên đẹp nhất ở trung tâm Thủ đô La Havana (Cu Ba) do kiến trúc sư Joel Diaz (Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba - Việt Nam) thiết kế, được khánh thành vào năm 2003, nhân dịp 113 năm Ngày sinh của Người.

Ở Mexico, bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bên bộ bàn ghế mây giản dị, đằng sau phía trên là dòng chữ vàng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” bằng tiếng Tây Ban Nha với chữ ký của Người, đặt ngày 16/1/2009 trong Công viên “Tự do cho các dân tộc”, Thủ đô Mexico. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Acapulco, thuộc bang Guerrereo (miền Nam Mexico) được đặt đối diện tượng đài người Anh hùng dân tộc Mỹ Latin Simon Bolivar, tại đại lộ Miguel Aleman, đại lộ chính và lớn nhất thành phố Acapulco.

Tại Nga, Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh nằm ở nơi giao nhau giữa phố Dmitri Ulianov (anh trai nhà cách mạng V.I.Lenin) và phố “Sáu mươi năm Cách mạng Tháng Mười”, Moscow. Đây là tác phẩm của Vladimir Efimovich Tsigal, Nghệ sĩ Nhân dân, Viện sĩ Viện Hàn lâm Mỹ thuật Liên Xô, tác giả của hơn 40 nhóm tượng đài nổi tiếng. Đại lộ và Tượng đài Hồ Chí Minh tại quận Zasviyazhski, thành phố Ulyanovsk, quê hương Lenin, nằm bên bờ sông Volga, cách Thủ đô Moscow khoảng 893km về phía đông Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vườn hoa Borisenko, thành phố Vladivostok (Liên bang Nga), khánh thành năm 2019. Viện Hồ Chí Minh và bức tượng của Người được đặt trong khuôn viên khoa ngữ văn, Đại học tổng hợp quốc gia St. Petersburg, khánh thành nhân dịp 120 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/2010).

Tại Pháp, ngày 19/5/2005, chính quyền thành phố Montreuil đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Không gian Hồ Chí Minh” tại Bảo tàng Lịch sử của thành phố (cách Paris khoảng 15km về phía Đông) là nơi lưu giữ những kỷ vật của Người trong thời kỳ sống tại Pháp. Đây là nơi cán bộ các cơ quan đại diện Việt Nam và kiều bào tại Pháp đến dâng hương tưởng nhớ Bác vào mỗi dịp 19/5, là nơi các đoàn cán bộ trong nước sang công tác đến bày tỏ lòng thành kính trước anh linh vị lãnh tụ đã hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tại Singapore, bia tưởng niệm và Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên Bảo tàng Văn minh châu Á, bên bờ sông Singapore. Bia tưởng niệm được khánh thành tháng 5/2008 nhân kỷ niệm 118 năm Ngày sinh của Người và 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore. Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh là tượng đài đầu tiên trong chương trình tôn vinh “Những người bạn đến bờ biển chúng ta” của Singapore, khánh thành năm 2011…

Bên cạnh đó, các hoạt động tôn tạo và xây dựng mới Tượng, Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đang được triển khai tại nhiều nước. Trước năm 2009, có 6 tượng Bác được đặt tại một số nước ở các châu: Á, Âu, Phi, Mỹ Latinh. Sau 10 năm, đã có thêm 29 công trình mới, nâng số lượng Tượng, Tượng đài Bác ở nước ngoài lên 35 công trình tại 22 quốc gia.

Đồng Tháp: Sắp khánh thành Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dự kiến ngày 19/5 tới, tỉnh Đồng Tháp sẽ tổ chức Lễ khánh thành Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà trưng bày có diện tích 600m2, trưng bày trên 200 hình ảnh, hiện vật theo 06 chuyên đề nhằm phản ánh về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Tại buổi kiểm tra, khảo sát mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh, công trình Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình có ý nghĩa to lớn, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, góp phần tôn vinh các giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, các hiện vật trưng bày ngoài ý nghĩa sâu sắc, cần có tính kết nối cao.

Ông Phạm Thiện Nghĩa cũng đề nghị các đơn vị thi công tập trung hoàn thiện các hạng mục còn lại, lưu ý công tác phòng cháy, chữa cháy và bố trí hệ thống điện.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

Đọc thêm

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .