Chàng Việt kiều Hàn Quốc giúp hàng ngàn trẻ em lang thang cơ nhỡ thay đổi số phận

 Jimmy Phạm Việ Tuấn đã hỗ trợ thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn được học nghề. (Nguồn ảnh: KOTO).
Jimmy Phạm Việ Tuấn đã hỗ trợ thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn được học nghề. (Nguồn ảnh: KOTO).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mới đây, trong số 10 ứng cử viên xuất sắc nhất cho giải thưởng Công dân toàn cầu Waislitz, Jimmy Phạm Việt Tuấn (hay Jimmy Phạm) là người dành được số phiếu bầu chọn cao nhất. Giải thưởng Công dân toàn cầu Waislitz (do Quỹ Waislitz và Global Citizen trao tặng) ra đời năm 2014 tôn vinh công việc xuất sắc của các cá nhân toàn cầu giúp chấm dứt tình trạng đói nghèo.

Trong những chuyến du lịch và công tác khi chứng kiến số phận của nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ tại TP Hồ Chí Minh đã khiến Jimmy Phạm Việt Tuấn chẳng thể ngồi yên. Chỉ từ một cửa hàng bánh kẹp với 9 em nhỏ ban đầu, giờ đây doanh nghiệp xã hội do Jimmy Phạm Việt Tuấn thành lập đã đã giúp đỡ hơn 1.000 trẻ đường phố, trẻ khó khăn được thay đổi cuộc đời bằng sức mạnh của giáo dục.

“Biết một, dạy một”

Đó chính là phương châm của Trung tâm dạy nghề nhân đạo KOTO, được thành lập từ năm 1999 bởi Jimmy Phạm Việt Tuấn, người thường được các học viên quen gọi là “anh Jimmy”. Khởi đầu của KOTO chỉ là một tiệm cafe và bánh mì kẹp mà nhân viên là những trẻ em đường phố. Ban đầu, KOTO được thành lập chỉ với mong muốn mang lại một công việc có thu nhập ổn định, một nơi làm việc an toàn cho 9 trẻ em lang thang. Giờ đây, KOTO đã mang đến cho hơn 1.000 thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn và gặp rủi ro có cơ hội cải thiện cuộc sống.

Theo đó, KOTO tiếp nhận những trẻ vị thành niên, thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt từ 16 đến 22 tuổi. Việc tuyển chọn cũng diễn ra khá chặt chẽ, khi KOTO mất 2-3 tháng để xác định chính xác việc người đó có hoàn cảnh khó khăn như thế nào và mức độ phù hợp với công việc ra sao. Những đứa trẻ đến với KOTO thường chịu nhiều thiệt thòi hoặc dễ bị tổn thương như từng có tiền sử bị lạm dụng tình dục, bạo lực giới tính, là nạn nhân của hoạt động buôn người, trẻ em nghèo và vô gia cư...

Thanh thiếu niên Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn được học nghề miễn phí tại KOTO.

Thanh thiếu niên Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn được học nghề miễn phí tại KOTO.

Một khóa học của KOTO sẽ kéo dài 2 năm và kinh phí đào tạo cho mỗi học viên được huy động từ các nguồn tài trợ từ thiện. Học viên của KOTO sẽ được dạy nghề nấu ăn, pha chế và nghiệp vụ khách sạn. Bên cạnh đó, KOTO chú trọng đào tạo tiếng Anh và những kỹ năng sống, từ quản lý cảm xúc, tài chính, giáo dục giới tính đến các hoạt động ngoại khóa để các em có thể trưởng thành hơn. Những kiến thức này không chỉ giúp các em kiếm được việc, hỗ trợ gia đình mà còn nhìn xa hơn về hướng đi trong tương lai. KOTO sẵn sàng cho những em có tiềm năng đi du học để quay lại giúp đỡ trung tâm dưới vai trò lãnh đạo, quản lý hay một nhà doanh nghiệp xã hội.

Với chương trình đào tạo trong 2 năm tại KOTO, học viên phải đảm bảo song song giữ 400 giờ lý thuyết và 400 giờ thực hành. Nhờ đó, từ 3 tháng trước khi tốt nghiệp, các học viên có thể được mời làm việc tại nhiều khách sạn vì họ được đào tạo nhuần nhuyễn không chỉ ở kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống và cả giao tiếp tiếng Anh. Học viên hoàn thành khóa học sẽ được trao chứng chỉ nghề quốc tế thuộc các lĩnh vực phục vụ và pha chế, chuyên ngành đầu bếp.

Các học viên tham gia chương trình đào tạo của KOTO đều được được ăn uống, có chỗ ở miễn phí và được nhận một khoản trợ cấp thực tập nhỏ. KOTO cố gắng xây dựng cho các em cảm nhận ký túc xá của trung tâm giống như một ngôi nhà và gia đình thực sự.

Có thể nói rằng, cho tới giờ, các học viên tốt nghiệp các khóa học của KOTO đã khá thành đạt. Hầu hết đã có việc làm, có những em được nhận vào làm việc ở những khách sạn 5 sao với mức lương khởi điểm 200-300 USD/tháng. Có em có khách sạn 200m2 ở Mũi Né, có em mở quán bar riêng... Và KOTO cũng đã lớn mạnh thành KOTO International có trụ sở tại Australia và Mỹ với hơn 35 nhân viên.

Hàng ngàn trẻ em lang thang được KOKO dạy nghề, thay đổi cuộc sống.

Hàng ngàn trẻ em lang thang được KOKO dạy nghề, thay đổi cuộc sống.

Nặng lòng với Việt Nam

Jimmy Phạm Việt Tuấn sinh năm năm 1972 trong một gia đình khá giả, cha anh gốc Hàn Quốc, mẹ quê ở Hưng Yên. Năm anh lên 2 tuổi đã cùng gia đình sang Singapore rồi Saudi Arabia và nhiều quốc gia khác trước khi dừng chân ở Australia, sống dựa vào nghề may và buôn bán ở chợ. Năm 1988, anh nhập quốc tịch Australia. 5 năm sau, cha anh qua đời.

Sự mất mát đột ngột của cha đã khiến cuộc sống của Jimmy có nhiều xáo trộn, anh trở thành một đứa trẻ có tính cách cãi cọ và lười học. Học hết lớp 10, anh lăn lộn với các công việc ở nhà hàng, quán bar, bán máy hút bụi... Rồi những thất bại và trải nghiệm cuộc sống khiến anh nhận ra, chỉ có sự học mới mang lại tương lai xán lạn. Hoàn tất chương trình lớp 12 rồi bước vào giảng đường đại học ngành du lịch, vận may đã mỉm cười khi Jimmy được nhận vào một hãng hàng không của Anh quốc, phụ trách vùng Đông Nam Á.

“Trước năm 24 tuổi, tôi vẫn luôn tự hào vì mình là người Australia. Nhưng trong tôi vẫn thấy thiếu vắng, cảm giác như mình đang thuộc về một nơi nào đó”, Jimmy tâm sự khi nhớ lại chuyến trở lại Việt Nam năm 1994 nhằm khảo sát khách sạn và chương trình du lịch.

Việt Nam trong con mắt của chàng thanh niên 24 tuổi lúc đó chính là sự thân thiện của con người và nhiều xe máy. Tuy nhiên, vào một đêm, Jimmy đi dạo ở TP Hồ Chí Minh và gặp một vài đứa trẻ đường phố. Anh ấy nhận thấy chúng mặc trên người những bộ quần áo đã lâu không được thay giặt và chúng có những vết phồng rộp ở chân.

Jimmy Phạm Việt Tuấn.

Jimmy Phạm Việt Tuấn.

Trở về Australia, Jimmy xin gia đình và công ty cho anh được làm việc tại Việt Nam để có thể giúp các em nhưng công ty anh không đồng ý. Anh quyết định nghỉ việc để về Việt Nam. Anh bỏ thời gian đi từ Nam ra Bắc, tiếp xúc và hiểu nhiều hơn về cuộc sống của những đứa trẻ lang thang. Anh chọn Hà Nội là nơi để tạo lập một cuộc sống ổn định lâu dài bằng cách dạy nghề cho các em.

Năm 1999, với 6.000 USD tiền riêng, cộng thêm 30.000 USD vay mượn, anh mở quán café nhỏ, bán bánh mỳ kẹp mang tên KOTO ở phố Văn Miếu (Hà Nội), xoay sở đủ loại giấy tờ cho lớp học đầu tiên.

Trong quá trình xây dựng và phát triển Trung tâm, anh Jimmy đã gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên mà anh gặp phải là việc làm sao để giáo dục các em cho tốt. Bởi những đứa trẻ vào đây đều là những em lang thang đường phố, hoàn cảnh khó khăn. Hầu hết, các em phải tự mình lao động, kiếm sống từ nhỏ, chưa được học hành đến nơi đến chốn.

Do vậy, thời gian đầu, việc dẫn dắt, thuyết phục các em học nghề gặp nhiều vấn đề. Các em không tin tưởng sẽ có một trung tâm dạy các em học nghề miễn phí, có nơi ăn ở, lại được một khoản phụ cấp hàng tháng để gửi tiền phụ giúp gia đình. Và đặc biệt, các em không dám tin sau khoá học, mình sẽ có một cuộc sống mới, có thể tự kiếm việc làm ổn định, trở thành người có ích cho xã hội.

Thậm chí, có những lúc anh thấy thất vọng vô cùng khi muốn giúp những trẻ em đường phố ấy thì lại bị chúng nói dối, lừa tiền, văng tục... Nhưng khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, chứng kiến sự say mê học hỏi, làm việc của phần lớn các học viên, trái tim anh như được sưởi ấm lại, tiếp thêm sức lực để anh cố gắng xây dựng KOTO và có được thành công như ngày hôm nay.

“Nhân viên và tình nguyện viên của KOTO có vinh dự được chứng kiến các học viên biến đổi từ những thanh thiếu niên rụt rè, nhút nhát thành những người trưởng thành trẻ tuổi, tự tin, những người không chỉ là những chuyên gia khách sạn được săn đón mà còn là những công dân toàn diện, có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng đón nhận bất kỳ thử thách nào. phía trước. Trải qua sự trưởng thành này là nhờ chúng tôi đã làm việc chăm chỉ”, Jimmy Phạm Việt Tuấn cho hay.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.