Chàng trai 8X gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc Cor

Anh Hồ Văn Xu (bên phải) đang biểu diễn trống cùng với thành viên Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Cor.
Anh Hồ Văn Xu (bên phải) đang biểu diễn trống cùng với thành viên Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Cor.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong các tiết mục trình diễn văn hóa dân tộc Cor ở Quảng Ngãi, người xem luôn bắt gặp một nghệ nhân 8x với nụ cười tươi thường trực trên môi, dáng người chắc khỏe, say sưa theo từng nhịp chiêng, nhịp trống.

Sinh ra ở cái nôi văn hóa của dân tộc Cor, từ nhỏ anh Hồ Văn Xu (41 tuổi, trú thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) đã được sống trong các không gian văn hóa đậm bản sắc dân tộc với những lễ cúng, lễ hội của làng như lễ hội đâm trâu, Tết Ngả rạ, mừng lúa mới, cúng thần... Tình yêu với văn hóa dân tộc cũng dần được bồi đắp theo tháng năm.

Hiện, anh Xu đang là công chức xã Trà Thủy công việc hành chính bận rộn nhưng với vai trò là thành viên Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Cor của xã, anh Xu luôn tích cực trong các hoạt động truyền dạy văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.

Đặc biệt, mỗi khi địa phương có các sự kiện văn hóa, anh cùng đoàn nghệ nhân trình diễn những tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Với anh, được tham gia biểu diễn, truyền dạy văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ là niềm vui, hạnh phúc.

Đến bây giờ, chàng trai 8x cũng không nhớ mình biết đánh chiêng từ lúc nào. Ngay từ nhỏ, thấy các cụ trong làng đánh chiêng, anh rất thích và chăm chú lắng nghe, để ý cách các cụ đánh chiêng, đánh trống, phân biệt từng điệu chiêng, tiếng trống rồi tập đánh dần thành quen.

Hiện, anh Xu có thể đánh chiêng, đánh trống thuần thục tất cả các bài chiêng từ cơ bản đến khó nhất, đặc biệt là tiết mục đấu chiêng. Anh cùng các nghệ nhân trong Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Cor ở xã Trà Thủy đã đi biểu diễn ở rất nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, tham gia truyền dạy văn hóa dân tộc cho các thế hệ trẻ…

Trong các tiết mục trình diễn có sự tham gia của anh, người xem luôn bắt gặp một nghệ nhân với nụ cười tươi thường trực trên môi, dáng người chắc khỏe, say sưa theo từng nhịp chiêng nhịp trống.

Không chỉ giỏi đánh chiêng, đánh trống, anh Xu còn rất chịu khó mày mò, học hỏi, tìm hiểu cách làm và tham gia cùng các bác, các cụ trong làng làm cây nêu, Gu Bla trong mỗi dịp làng tổ chức lễ hiến trâu.

Anh Xu đang trở thành lớp kế cận tiếp nối những cây đại thụ trong bảo tồn văn hóa dân tộc vùng đất quế Trà Bồng.

Anh Xu đang trở thành lớp kế cận tiếp nối những cây đại thụ trong bảo tồn văn hóa dân tộc vùng đất quế Trà Bồng.

Theo anh Xu, cây nêu trong lễ hội hiến trâu là một phần không thể thiếu, là văn hóa độc đáo của dân tộc Cor và Gu Bla là một trong 3 công trình kiến trúc chính được dùng trong lễ hiến trâu của người của người Cor Trà Bồng.

Chính vì vậy, việc làm cây nêu và Gu Bla được xem là việc cực kì quan trọng, thiêng liêng trong mỗi dịp lễ hội và là cả một nghệ thuật độc đáo được các thế hệ người Cor gìn giữ, lưu truyền. Tuy nhiên, nghệ thuật này rất khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ, sâu sắc. Thường là các cụ cao niên trong làng thực hiện. Đối với những người trẻ, chỉ những người thực sự có đam mê nghiên cứu, chịu khó học hỏi mới có thể thực hiện được.

Anh Xu chia sẻ thêm, trên cây nêu và Gu Bla có rất nhiều hoa văn, họa tiết trang trí. Mỗi hoa văn, họa tiết đều biểu trưng cho một vật thể trong thực tế cuộc sống nên đòi hỏi phải hiểu, biết kĩ mới làm được.

"Khó nhưng vì đam mê, thấy nó rất hay nên mình học dần, mỗi năm học một ít, rồi tích lũy dần, nay thì mình có thể vẽ hoa văn trên cây Gu Bla. Nói thật, so với các thế hệ cha anh thì mình không thể sánh kịp, vì vậy, mỗi ngày mình đều không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kĩ năng đánh chiêng, đánh trống, nghiên cứu sâu với nghệ thuật dân tộc như việc làm cây nêu, Gu Bla từ các cụ, các bậc cha chú để có thể lưu truyền hết cái độc đáo, tinh hoa văn hóa dân tộc cho con cháu mai sau", anh Xu bộc bạch.

Ông Hồ Văn Tự - Chủ tịch UBND xã Trà Thủy cho biết, anh Hồ Văn Xu rất chịu khó nghiên cứu tìm tòi, đam mê học hỏi và tích lũy một cách có hệ thống, bài bản, khoa học từ đời sống văn hóa tâm linh, phong tục tập quán của đồng bào Cor.

"Với niềm đam mê trong tìm hiểu văn hóa Cor, anh Xu đã và đang góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ, quảng bá đến khách du lịch những giá trị văn hóa Cor đặc sắc của vùng đất quế Trà Bồng. Góp phần cùng với chính quyền địa phương và người dân bản địa, làm sống lại những giá trị văn hóa dân tộc Cor lưu giữ cho thế hệ mai sau", Chủ tịch UBND xã Trà Thủy chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Đọc thêm

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.