Chẳng có bộ phim, bài hát Việt nào gây ấn tượng?

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu ấy là một chặng đường gian nan đầy thử thách…
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu ấy là một chặng đường gian nan đầy thử thách…
(PLO) - Tại Việt Nam, khi nói đến công nghiệp văn hóa, mọi người hay nghĩ một cách hẹp, đó chỉ là văn hóa truyền thống, là vấn đề bản sắc... Chưa có con số thống kê nào cụ thể cho biết doanh thu hoặc lợi nhuận từ kinh doanh văn hóa. Chính vì vậy, văn hóa, giải trí Việt rất mờ nhạt trên thế giới.

Chẳng có bài hát, bộ phim nào gây hiệu ứng mạnh trên thế giới

Các nước phát triển coi công nghiệp văn hoá là “nơi sản sinh” ra tiền hùng mạnh chỉ đứng sau ngành tài chính. Hơn nữa, đây là mảnh đất giàu tiềm năng cho các nhà sáng tạo, phát triển các sản phẩm trí tuệ chất lượng cao. 11 ngành được liệt vào danh sách công nghiệp văn hoá đó là: quảng cáo, kiến trúc, giải trí kỹ thuật số, mỹ thuật đồ cổ và thủ công mỹ nghệ, thiết kế mỹ thuật, phim ảnh và video, in ấn xuất bản, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, phát thanh truyền hình và phần mềm vi tính. 

Rất nhiều nước trên thế giới kiếm “lợi tức” từ 11 ngành này. Ở Hongkong, 85% thu nhập quốc dân có được từ nguồn thu từ công nghiệp văn hoá: dịch vụ giải trí, truyền hình, quảng cáo. Ở Nhật Bản chỉ riêng bộ phim hoạt hình Doremon ngoài việc bán bản quyền cho truyền hình, xuất khẩu ra nước ngoài, các nhà kinh doanh Nhật Bản còn xuất bản truyện tranh, làm quà tặng lưu niệm... tổng doanh thu lên đến hơn 2 tỷ USD.

Ở châu Âu, ngành công nghiệp này tạo ra khoảng 3% GDP của EU, tương đương 500 tỉ euro một năm và mang đến việc làm cho khoảng 6 triệu người. . Những bộ phim Hollywood với sức công phá “bom tấn” thu về hàng trăm triệu USD/tác phẩm; những show diễn đẳng cấp đủ quyền năng để hình thành nên các thương hiệu tầm vóc… Chỉ một bài hát, điệu nhảy thôi nhưng Gangnam Style của nghệ sĩ Hàn Quốc PSY đã khiến Hàn Quốc lan tỏa thế giới và thu về hàng triệu USD. Những bộ phim truyền hình ngàn tập của Ấn Độ kiếm bộn tiền và hình ảnh Ấn Độ được nhân rộng bởi đã làm cho người dân nhiều quốc gia mê mệt.

Còn tại Việt Nam, khi nói đến công nghiệp văn hóa, mọi người hay nghĩ một cách hẹp, đó chỉ là văn hóa truyền thống, là vấn đề bản sắc... Chưa có con số thống kê nào cụ thể cho biết doanh thu hoặc lợi nhuận từ kinh doanh văn hóa. Điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm- là những lĩnh vực đã tương đối định hình ở Việt Nam. Tuy nhiên, các lĩnh này vẫn còn đang loay hoay tìm vị trí của mình trên “bản đồ” văn hoá giải trí trên thế giới.  Các vấn đề vi phạm bản quyền, sự quan liêu kết hợp cùng nhau đã làm giảm sự tự tin và gây tác động tiêu cực, “dập tắt” tinh thần doanh nghiệp trong kinh doanh văn hóa, ảnh hưởng tiêu cực tới đóng góp của lĩnh vực văn hóa cho kinh tế - xã hội trong nước.

Năm 2015, điện ảnh Việt Nam ghi nhận thành công vang dội về doanh thu của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Hàng loạt hiệu ứng khác từ bộ phim này cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Thậm chí, dấu vết phim trường ngay lập tức đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút hàng ngàn du khách đến với Phú Yên để khám phá xứ sở hoa vàng, cỏ xanh.

Theo thống kê từ Sở VH-TT&DL Phú Yên, khách du xuân ở Phú Yên tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, được coi là đột biến nhất từ xưa tới nay. Tuy nhiên, đó chỉ là hiệu ứng với người Việt, còn ở thế giới, họ không mấy biết “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng ít quan tâm tới Phú Yên qua bộ phim này.

Còn một số bộ phim điện ảnh dù đoạt giải thưởng tại khu vực, châu Á cũng chỉ trình chiếu trong các buổi giao lưu, liên hoan tại nước ngoài. Lẻ tẻ khán giả quốc tế, Việt kiều mang theo giấy mời tới xem chứ không kiếm tiền được từ những tấm vé bán. Hay một vài hiện tượng nhạc sĩ, ca sĩ trẻ nổi lên trong V-pop nhưng cũng chỉ loanh quanh trong bản đồ chữ S. 

Có thế nói, bao nhiêu năm qua, Việt Nam chưa hề có bộ phim, bài hát hay mốt thời trang nào gây hiệu ứng mạnh mẽ tới khu vực Đông Nam Á chứ đừng nói tới thế giới. 

Đừng phủ định thị trường văn hóa

Khó khăn cơ bản của Việt Nam không chỉ là thiếu tiền mà là hàng loạt vấn đề đặt ra cần giải quyết về nhận thức. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Hồng Quang - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch cho rằng, ngay từ bây giờ, phải thay đổi tư tưởng coi sự nghiệp văn hóa là ngành nghề phi sản xuất, không thể đem lại của cải cho xã hội. Tiếp theo là phải nhìn đúng các vấn đề xuất hiện trong thị trường văn hóa. Pháp luật, cơ chế, thể chế và ý thức quần chúng đang vào thời kỳ biến đổi nhanh chóng. Trong thị trường văn hóa khó tránh khỏi xuất hiện các vấn đề phức tạp nhưng không vì thế mà phủ định thị trường văn hóa.

“Đổi mới tư duy, coi công nghiệp văn hóa là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, có khả năng tạo ra các sản phẩm tinh thần, đồng thời đóng góp GDP và tạo việc làm cho xã hội” là một trong những quan điểm quan trọng trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ VHTTDL trình Chính phủ tháng 8/ 2016 và đã được Chính phủ đồng ý phê duyệt.

Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu chủ yếu đến năm 2020, phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 3% GDP; đến năm 2030 đóng góp 7% GDP. Trong đó, doanh thu của điện ảnh đến năm 2020 đạt khoảng 150 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 50 triệu USD), đến năm 2030 điện ảnh đạt doanh thu 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt 125 triệu USD). Doanh thu ngành nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020 đạt 16 triệu USD và 31 triệu USD đến năm 2030. Doanh thu ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt 80 triệu USD năm 2020 và 125 triệu USD đến năm 2030. Doanh thu ngành quảng cáo đến năm 2020 và 2030 đạt khoảng 3200 triệu USD. Doanh thu từ khách du lịch đến 2020 đạt 18.000- 19.000 triệu USD và đến 2030 đạt khoảng 40.000 triệu USD…

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu ấy là một chặng đường gian nan đầy thử thách… 

Tin cùng chuyên mục

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".