Chặn tình trạng trừng phạt bằng bạo lực với trẻ em

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Mỗi năm có hơn 1.000 vụ bạo lực xâm phạm trẻ em ở Việt Nam, trong đó có hàng chục em đã thiệt mạng. Đáng chú ý, tình trạng trẻ em bị bạo hành ngày càng nhỏ tuổi, nhiều em bị chính cha mẹ ruột hay người chăm sóc mình tước đoạt đi mạng sống.

Xót xa trẻ bị tra tấn chích điện lên cơ thể

Vài ngày trước, mạng xã hội xuất hiện 2 clip ghi cảnh một thanh niên nói tiếng Việt liên tục hành hạ bé trai 2 tuổi không mặc quần áo. Ngoài việc đánh đập, xối nước lên đầu, người này còn dùng cây nhét vào miệng, hậu môn và xô nạn nhân ngã nhào xuống đất. Thanh niên này còn dùng roi điện chích vào chân, vùng kín của đứa bé. Sau đó, kẻ hành hạ còn trói tay đứa trẻ tội nghiệp lại, dùng kềm kẹp vào chân, mặt. Đứa trẻ chỉ biết la khóc thảm thiết mỗi khi bị kẻ biến thái hành hạ. Trước hành động vô nhân tính này Công an Việt Nam phối hợp cùng Cảnh sát Hoàng gia Campuchia bắt Dũng và thu giữ 48 clip nghi can này hành hạ trẻ em lưu trong điện thoại của đối tượng. 

Ở một số địa phương, những hành vi tàn ác đối với trẻ em vẫn đang diễn ra đầy đau đớn đối với thể xác, tinh thần trẻ nhỏ, gây phẫn uất cho dư luận. Dư luận chưa hết bàng hoàng vụ bà mẹ ở Lâm Đồng tưới xăng lên người con trai 13 tuổi của mình rồi châm lửa đốt vì trốn học đi chơi game. Hay vụ cháu Lê Văn Hải, 3 tuổi ở Bình Dương bị cha dượng đi uống rượu về đạp vào bụng gây chấn thương nặng. Bé được xác định bị vỡ ruột già, vỡ đại tràng nên các bác sĩ phải nối hậu môn tạm ra ngoài. Cháu Mạch Thu N 8 tuổi, thành phố Thái Nguyên bị mẹ nuôi đánh gãy ngón chân nhưng vẫn bắt phải làm việc hàng ngày vì bà ta đi xem bói bảo cháu N không hợp tuổi. Vì lý do bán vé số không mang đủ tiền về, một bà mẹ ở Bình Thuận đã đi mua 1 lít xăng về và tưới lên người con gái rồi châm lửa đốt. Ngọn lửa bùng cháy khiến cháu bé hoảng loạn ôm chầm lấy mẹ để cầu cứu. Tuy nhiên một lần nữa, người mẹ này lại nhẫn tâm đẩy con ra mặc cho bé bị ngọn lửa thiêu đốt.

Tình trạng trẻ em bị bạo hành ngày càng nhỏ tuổi

Tại diễn đàn “Cùng chung tay xây dựng một môi trường không bạo lực, xâm phạm trẻ em”,  Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam cho biết, mỗi năm có hơn 1.000 vụ bạo lực xâm phạm trẻ em ở Việt Nam, trong đó có hàng chục em đã thiệt mạng. Đáng chú ý, tình trạng trẻ em bị bạo hành ngày càng nhỏ tuổi, nhiều em bị chính cha mẹ ruột hay người chăm sóc mình tước đoạt đi mạng sống. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi bị cha mẹ hoặc người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực. 

Theo các chuyên gia, việc trẻ bị bạo hành có thể bị những tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe, thể chất. Nghiêm trọng hơn, trẻ bị bạo hành cũng dễ bị chấn thương tâm lý, tự kỷ, thậm chí mắc phải những vấn đề tâm thần. Những trường hợp trẻ bị đánh đập đều khiến cơ thể bị tổn thương nhất định. Ngoài những vết thương bầm tím, rách da, chảy máu dễ dàng nhìn thấy thì còn một số chấn thương như ảnh hưởng não, chấn thương phổi, lá lách, gan… Những tổn thương này nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ bị tử vong. 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ở những trường hợp bị bạo hành khi còn nhỏ hầu hết những đứa trẻ này bị ám ảnh cả đời. Nhiều người trong số đó trở nên sống khép kín, gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội. Họ cũng có biểu hiện mặc cảm, thiếu tự tin vào bản thân. Nghiêm trọng hơn, việc bạo hành làm trẻ mất niềm tin vào người lớn, tình yêu thương. Khi trưởng thành có thể trở nên cục súc, nóng nảy dễ có hành vi bạo lực.

Tại sao, các vụ bạo lực trẻ em vẫn gia tăng? Theo Th.S, BS Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ, TB và XH) thì do hệ thống giám sát, phát hiện các hành vi bạo lực ở ta còn kém. Trước kia với mạng lưới cộng tác viên rộng, nếu các em có vấn đề gì là sẽ được cộng tác viên phát hiện, còn bây giờ chủ yếu là do báo chí, mạng xã hội phát hiện đưa lên thì mọi người mới biết và thực tế khi báo chí phát hiện ra đều đã muộn, những câu chuyện đó đều đã xảy ra rồi. Số liệu 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng thực ra mới chỉ là mảng nổi của “tảng băng chìm”, còn rất nhiều vụ không được báo cáo thì không biết. 

Một điều đáng buồn, vẫn còn một số vụ việc chưa được giải quyết do gia đình, người thân, hàng xóm hoặc người từng chứng kiến những hình ảnh đau thương của trẻ nhỏ, những hành vi vi phạm pháp luật của kẻ bạo hành mà đã không tố cáo. Ngoài ra, chính sự thờ ơ của cộng đồng và sự thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương dẫn đến thực trạng trẻ bị bạo hành vẫn tiếp diễn ngay trong gia đình, trong nhà trường và cả ngoài xã hội.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.