Chân dung vị Tổng thống “tháo chạy” sau khi Taliban chiếm được Thủ đô Afghanistan

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Được cho là đã “tháo chạy” đến Uzbekistan, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani thực sự thất bại trong nỗ lực đàm phán hòa bình với Taliban.

Ông Ghani đã rời dinh tổng thống ở Kabul vào ngày 15/8 sau cuộc nổi dậy suốt vài tuần qua của Taliban. Hai lần đắc cử Tổng thống và đều vấp phải các cuộc tranh chấp gay gắt, cựu chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) 72 tuổi đã rời khỏi đất nước mà không cho biết mình sẽ đi đâu. Tờ Al Jazeera đưa tin ông Ghani đã bay đến Uzbekistan.

Trong những bình luận đầu tiên trên Facebook, ông cho biết: “Để tránh đổ máu, tôi nghĩ tốt hơn là nên rời đi”.

Tổng thống Ghani phát biểu trước Quốc hội Afghanistan ngày 2/8/2021. (Ảnh Reuters)

Tổng thống Ghani phát biểu trước Quốc hội Afghanistan ngày 2/8/2021. (Ảnh Reuters)

Đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2014, ông Ghani tiếp bước ông Hamid Karzai, người đã lãnh đạo Afghanistan sau cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu vào năm 2001. Ông cũng giám sát việc hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu của Hoa Kỳ, việc rút gần như toàn bộ các lực lượng nước ngoài khỏi Afghanistan cũng như một tiến trình hòa bình thất bại với lực lượng nổi dậy Taliban.

Là một nhân vật ngày càng bị cô lập, ông coi nỗ lực chấm dứt hàng thập kỷ chiến tranh là ưu tiên hàng đầu, bất chấp việc Taliban liên tục tấn công Chính phủ và lực lượng an ninh. Đồng thời, ông bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình với quân nổi dậy ở thủ đô Doha của Qatar năm 2020.

Nhưng Chính phủ các nước bày tỏ thất vọng vì tiến độ đàm phán chậm chạp và phản ứng ngày càng gay gắt của ông, kêu gọi một chính phủ lâm thời thay thế chính quyền của ông.

Ông Ghani được đào tạo ngành nhân chủng học tại Hoa Kỳ, có bằng tiến sĩ tại Đại học Columbia, New York và được tạp chí Foreign Policy vinh danh là một trong “100 nhà tư tưởng toàn cầu hàng đầu thế giới” vào năm 2010.

Trong thời gian này, ông làm việc với tư cách là một học giả tại Hoa Kỳ và sau đó là tại WB và Liên Hợp quốc ở Đông và Nam Á.

Trong vòng vài tháng sau các sự kiện của cuộc xâm lược Afghanistan do Hoa Kỳ lãnh đạo, ông từ chức khỏi các chức vụ quốc tế của mình và quay trở lại Kabul để trở thành cố vấn cấp cao cho Tổng thống mới được bổ nhiệm Karzai.

Ông từng là Bộ trưởng Tài chính Afghanistan vào năm 2002. Năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Đại học Kabul. Năm 2009, ông Ghani, người thuộc sắc tộc Pashtun chiếm đa số ở Afghanistan như Karzai, tranh cử Tổng thống nhưng chỉ đứng thứ tư với khoảng 4% số phiếu bầu trên toàn quốc.

Với việc ông Karzai bị Hiến pháp Afghanistan cấm cầm quyền lần thứ ba, ông Ghani đã thực hiện chiến dịch tranh cử Tổng thống lần thứ hai và thành công năm 2014. Ông đắc cử năm 2019.

Mối quan hệ của ông với Washington và các nước phương Tây khác không mấy suôn sẻ. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông Ghani nói: “Tương lai sẽ được quyết định bởi người dân Afghanistan, không phải bởi ai đó ngồi sau bàn giấy và mơ mộng”.

Trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông Ghani đã cố gắng bổ nhiệm một thế hệ lãnh đạo mới gồm những người Afghanistan trẻ tuổi, có học thức vào các vị trí. Ông hứa sẽ chống lại nạn tham nhũng tràn lan, khắc phục nền kinh tế tê liệt và biến đất nước thành một trung tâm thương mại khu vực giữa Trung và Nam Á. Tuy nhiên, ông không thể thực hiện hầu hết những lời hứa này.

Đọc thêm

Chaebol - trụ cột lâu đời của nền kinh tế Hàn Quốc ra đời và phát triển như thế nào?

Samsung luôn giữ vị thế chaebol hàng đầu tại Hàn Quốc. (Ảnh: mekongasean.vn)
(PLVN) - Là trụ cột lâu đời của nền kinh tế thần kỳ Hàn Quốc, các chaebol là những tập đoàn lớn do gia đình điều hành, chiếm phần lớn trong nền kinh tế của xứ sở kim chi. Bắt nguồn từ các từ tiếng Hàn “chae” (sự giàu có) và “bol” (gia tộc), các chaebol bắt đầu hình thành từ sau Thế chiến 2.

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.