Chân dung Bác Hồ qua góc sáng tạo của văn nghệ

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nghệ sĩ nhiếp ảnh. (Nguồn: BQL Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nghệ sĩ nhiếp ảnh. (Nguồn: BQL Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sinh thời, nhạc sĩ Thuận Yến từng nói: “Đề tài về Bác Hồ không bao giờ vơi cạn trong mỗi người sáng tác”. Từ âm nhạc, điện ảnh, văn học, hội họa, sân khấu… Chân dung Cụ Hồ đi cùng cuộc trường chinh cứu nước và dựng nước thật sống động, ấm áp.

Gần gũi với những người sáng tác

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân, trước hết là công, nông, binh”...

Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 3 (năm 1962), NSND Trà Giang kể lại rằng khi gặp Bác Hồ, Bác đã dặn dò ân cần khiến bà nhớ mãi “Làm văn nghệ là đem niềm vui, nỗi buồn của cuộc đời thể hiện trong những vở kịch, những bộ phim. Việc đó có ý nghĩa lắm. Văn nghệ sĩ phải là chiến sĩ trên mặt trận đó”.

Trong cuốn “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”, nhà quay phim Lê Minh Hiền cho biết: “Trong thời gian được sống gần Bác, chúng tôi học được những bài học lớn về tinh thần vì dân, vì nước, đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, về đức tính giản dị, khiêm tốn, về lề lối làm việc khoa học của Bác, Bác luôn luôn nhắc nhở chúng tôi về nếp sống giản dị, ngăn nắp, trật tự. Lúc nào Bác cũng nhanh nhẹn, gọn gàng. Chúng tôi, khi đi quay phim Bác, cũng phải tập cho quen, nếu không sẽ bị lỡ việc. Bác còn nhắc nhở chúng tôi tập thể dục, dạy cho chúng tôi học võ cho người khỏe mạnh để làm việc tốt”.

Ông Hoàng Đạo Thúy từng cho biết được gặp Bác Hồ, ông cảm thấy được nhân lên nguồn sức mạnh nội lực và sẵn lòng đi theo Người để phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Trong con mắt của họa sĩ Đỗ Cung, Bác Hồ vừa là nhà chính trị xuất sắc, nhưng lại rất đời thường. Ông quan sát, một nhà lãnh đạo Chính phủ mặc bộ quần áo nâu giản dị, ngồi làm việc trong Bắc Bộ Phủ đẹp như một bức tranh, rất đời, giản dị và thanh tao.

Đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa, người từng có vinh dự lớn khi được gặp, làm việc bên Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945 và những ngày đầu năm 1950 nhớ mãi những lời Bác dặn. Đó là “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, cho nên “nếu cứu được nước thì dù với bao nhiêu cay đắng cũng phải chịu”.

Tố Hữu là người viết nhiều về Bác. Tập thơ nào của ông cũng có bóng dáng Hồ Chủ tịch, người trường chinh theo cách mạng để tìm lối thoát cho dân tộc còn nô lệ, lầm than. Có một sự thật là khi viết bài “Hồ Chí Minh”, Tố Hữu chưa được gặp Bác và chừng mấy mươi ngày sau khi viết bài thơ này, ông mới được diện kiến Bác. Và từ đó suốt một đời nhà thơ luôn viết về Cụ Hồ trong niềm tôn kính, say mê.

“Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư”

Lời ca chúng ta hay nghe: “Người về mang tới niềm vui/Mùa thu nắng tỏa Ba Đình…”. Đó là ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1950. Một bài hát mà bây giờ chúng ta vẫn nghe mãi không chán, nhất là vào dịp Quốc khánh nước nhà.

Cụ Hồ và NSND Trà Giang. (Ảnh tư liệu)

Cụ Hồ và NSND Trà Giang. (Ảnh tư liệu)

Văn Cao là nhạc sĩ lớn, ông có mặt trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, nên ông hiểu tinh thần quật khởi của Cách mạng Tháng Tám, không khí sục sôi, vui mừng của ngày Độc lập 2/9/1945. Con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao - họa sĩ Văn Thao cho biết: “Giai điệu và ca từ mở đầu ca khúc được lấy cảm hứng từ chính hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Lúc đó, Văn Cao đứng ở dưới với tư cách thành viên trong Việt Minh cùng với hàng vạn đồng bào khác hướng lên khán đài lắng nghe giọng đọc của Bác.

“Người về đem tới Xuân đời/Từ đất nước cằn, từ bùn lầy cả cuộc đời bừng lên/Bao công nhân tiền phong đưa nhân dân vùng lên/Nhân dân theo từng bước cha già, giành tự do ngàn năm”. Một không khí trong ngày trọng đại của dân tộc. Ngày khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khai sinh lại biết bao phận người Việt trong những năm tháng lưu đày, nô lệ.

Ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” được nhạc sĩ Văn Cao giới thiệu vào đúng dịp sinh nhật Bác năm 1949. Ngay sau đó, bài hát được đông đảo Nhân dân yêu mến và trở thành một trong những ca khúc hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hành trình của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành từ bến Nhà Rồng, ra đi cứu nước nhưng sau này thành lãnh tụ kính yêu của Nhân dân, Bác lại chưa trở lại Nam Bộ. Vì vậy, Người luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam. Bác Hồ từng nhiều lần nói rằng: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi ”. “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha” (Tố Hữu).

Trong ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, nhạc sĩ Văn Cao đã viết: “Bao đau thương miền Nam trong con tim Việt Nam/Đang dâng lên làn sóng căm hờn và niềm tin thành công/Cụ Hồ Chí Minh, ý muôn người trong một người/Tên quê hương hồn đất nước Bắc Nam/Cụ Hồ Chí Minh, ánh đuốc soi đường sáng/Đế quốc tan tành hết trước sức dân trào cuốn/Vinh quang nhân dân Việt Nam!”.

Đánh giá về những giọng ca từng thể hiện bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, họa sĩ Văn Thao cho biết, ông ấn tượng với giọng ca của NSND Quý Dương. “Sau này, trong lớp ca sĩ trẻ thì tôi thích cách thể hiện của NSƯT Đăng Dương”.

Thời niên thiếu, chúng ta luôn nhớ nhà văn Sơn Tùng viết về Bác Hồ. Cho đến nay, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông vẫn là “Búp sen xanh”. Ra mắt lần đầu năm 1982, cho tới nay tác phẩm đã được tái bản hàng chục lần và in đậm trong nhiều thế hệ người Việt. Cuốn sách được Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết lời giới thiệu ở lần tái bản đầu tiên.

Từ năm 1948, nhà văn Sơn Tùng đã đến gặp trực tiếp bà Thanh và ông Khiêm - là anh chị ruột của Bác, được gia đình cung cấp những tài liệu quý báu về cuộc đời, gia cảnh của Bác. Sau đó, nhà văn đi khắp các miền đất nước lần theo bước chân mà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Hồ Chủ tịch từng đi qua. Ông cũng tìm đến những nơi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đi, gặp những người từng quen biết chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành như người thủy thủ từng biết Bác từ năm 1913, gặp bà Lê Thị Huệ - “mối tình đầu tiên và có ảnh cũng như thơ Nguyễn Tất Thành gửi cho bà”. Cùng với việc sưu tầm nghiên cứu các “tư liệu quốc tế, các sách báo viết về Bác, đặc biệt các chồng công văn mật, các giấy tờ”...

Cùng với “Búp sen xanh”, nhà văn Sơn Tùng còn có tác phẩm “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở Trường Dục Thanh”, được ra mắt lần đầu vào năm 2016, gần ba thập kỷ sau khi nhà văn Sơn Tùng hoàn thiện tác phẩm. Bản thảo cuốn sách do con trai nhà văn Sơn Tùng sưu tầm từ những trang viết tay của cha, chúng ta thấy tâm tư, tình cảm của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi đất nước đang trong vòng nô lệ, trước nỗi đau đáu của cha “Nước mất! Nhà tan! Đi đi con. Tất Thành! Tất Thành…”.

Truyện dài “Cuộc chia ly trên Bến Nhà Rồng” của nhà văn Sơn Tùng được chỉnh sửa từ kịch bản phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn” - bộ phim nhựa công chiếu năm 1990 được đông đảo khán giả yêu mến. Câu chuyện về tình cảm cao thượng và đẹp đẽ của cô gái Lê Thị Huệ (Út Huệ) với chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành, về nghĩa nước, tình nhà “khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”.

Không thể kể hết những sáng tác về Bác Hồ, nhưng có bài hát tôi nghe nhiều hồi thiếu niên là ca khúc “Bác Hồ một tình yêu bao la”, được nhạc sĩ Thuận Yến viết năm 1979. Ông lấy cảm hứng từ lần ông được gặp Bác năm 1966 và những suy nghĩ về tình cảm, tình thương và tình yêu lớn lao của Người dành cho đồng bào và Nhân dân cả nước.

Bài hát được phát lần đầu tiên trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam với tiếng hát của ca sĩ Thanh Hoa, ngay lập tức trở thành bài ca xuất sắc về Bác Hồ. Nhạc sĩ Thuận Yến đã từng chia sẻ rằng ông không có nhiều dịp gặp Bác Hồ. Nhạc sĩ viết về Người, chủ yếu là xuất phát từ tình cảm và những câu chuyện kể, những gì được xem, nghe, đọc, như: tác phẩm “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người” của đạo diễn Bùi Đình Hạc... Ông có gần 30 tác phẩm viết về Cụ Hồ.

Đọc thêm

Lần thứ ba Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2005: Văn hóa luôn là một trong những trụ cột của phát triển bền vững tại Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 30/CT-Tg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, sự bùng nổ của internet, các phương tiện truyền thông… là điều kiện thuận lợi diễn ra quá trình toàn cầu hóa. Bên cạnh cơ hội quảng bá bản sắc văn hóa của các dân tộc, toàn cầu hóa đem đến tác động tiêu cực đối với những giá trị truyền thống cũng như làm gia tăng tính ngoại lai trong hoạt động và dịch vụ văn hóa.

Hàng nghìn Yogi tham dự Ngày hội Yoga bên bờ Di sản vịnh Hạ Long

Điểm nhấn đặc biệt của chương trình là phần trình diễn giao thức Yoga cổ truyền do đại diện Đại sứ quán Ấn Độ hướng dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa đất nước khởi nguồn của bộ môn này.
(PLVN) - Ngày 22/6, tại TP Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 11, năm 2025, với chủ đề “Yoga vì một Trái đất, một sức khỏe chung”. Tham dự có Tiến sỹ Mandal Tejaswi, đại diện Đại sứ quán Ấn Độ .

Bộ sách giúp hiểu đúng về cảm xúc và hạnh phúc

Bộ sách giúp hiểu đúng về cảm xúc và hạnh phúc
(PLVN) - Trong thời đại biến động như hiện nay, chúng ta được dạy nhiều kỹ năng để “bắt kịp” thế giới, nhưng dường như ít có ai dạy ta cách khai mở chính mình. Để rồi, nhiều người dần cảm thấy xa lạ với cảm xúc của bản thân, thậm chí là có những lầm tưởng sai lầm về hạnh phúc.

Cẩn thận trước những xu hướng chữa lành tiêu cực

Mỗi người cần kiên nhẫn thay đổi các thói quen xấu. (Ảnh minh họa - Nguồn: Koi Fitness)
(PLVN) - Cuộc sống áp lực khiến nhiều người phải sử dụng đến các phương pháp chữa lành như thiền định, đi du lịch, làm thiện nguyện, chăm sóc thú cưng... Tuy nhiên, thay vì hướng đến một cuộc sống lành mạnh, một số người lại “ăn thùng, uống vại”, mua sắm quá độ, lên mạng Internet thâu đêm để giải tỏa căng thẳng. Thay vì chữa lành, những cách giảm stress này đang ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ.

Các quốc gia đẩy mạnh thu hút du khách Việt

Các quốc gia đẩy mạnh thu hút du khách Việt
(PLVN) - Với sự kết hợp giữa nền văn hóa đặc sắc, cảnh quan hấp dẫn, chính sách du lịch thuận lợi cùng tour đặc sắc, Hàn Quốc và Singapore đang trở thành hai điểm đến quốc tế hàng đầu của du khách Việt trong những năm gần đây.

Sông Hàn bùng nổ cảm xúc đêm đội Bồ Đào Nha so tài với đội Vương quốc Anh

Sông Hàn bùng nổ cảm xúc đêm đội Bồ Đào Nha so tài với đội Vương quốc Anh
(PLVN) - Tối 21/6, đông đảo khán giả tại khán đài DIFF 2025 và người dân cùng hướng lên bầu trời trên sông Hàn, tận hưởng đêm thi có số lượng pháo hoa nhiều nhất vòng loại, với hai màn trình diễn tràn ngập bất ngờ của đội thi đến từ Bồ Đào Nha và Vương quốc Anh. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình tham dự sự kiện.

Muay châu Á 2025 chính thức khởi tranh tại Thái Nguyên

Muay châu Á 2025 chính thức khởi tranh tại Thái Nguyên
(PLVN) - Ngày 21/6, Giải vô địch châu Á Muay 2025 chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Thái Nguyên, đánh dấu lần đầu tiên một giải Muay cấp châu lục được tổ chức tại Việt Nam. Giải quy tụ nhiều võ sĩ xuất sắc khu vực tranh tài ở nhiều nội dung thi đấu.

Nghề báo trong điện ảnh - 'mỏ vàng' còn bỏ ngỏ

“Mặt nạ da người” - bộ phim khắc họa hình ảnh người làm báo được khán giả đánh giá cao. (Ảnh trong phim)
(PLVN) - Trong nền điện ảnh Việt Nam hiện nay, các đề tài về tình yêu, hình sự, tâm lý xã hội hay gia đình vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Thế nhưng, một điều dễ nhận thấy là phim về nghề báo - một nghề nghiệp giàu kịch tính, đầy trăn trở và có chiều sâu xã hội - lại xuất hiện rất hiếm hoi, thậm chí gần như bị bỏ quên. Đây là điều gây tiếc nuối cho cả giới làm nghề báo và khán giả yêu điện ảnh.

Có một Tản Đà nhà báo

Có một Tản Đà nhà báo
(PLVN) - Công chúng nhớ đến Tản Đà, là nhà thơ, nhà văn, nhưng với báo chí, Tản Đà lại vừa có cá tính, tài hoa, vừa ngang tàng khiến cho Hoài Thanh - Hoài Chân gọi ông là “tiên sinh”, một người có phẩm cách đi giữa đời sống gió bụi, xô bồ nhưng giữ được sự thanh thản.

Thanh âm của sự thật

Tranh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Nam quyết định đến trung tâm bảo trợ xã hội. Anh không đến với tư cách nhà báo. Chỉ là “anh Nam”, người tình nguyện trò chuyện với trẻ.

Cha tôi và nghề báo

Cha tôi và nghề báo
(PLVN) - Cuộc đời họa phúc khôn lường, đôi khi ta phải cảm ơn nghịch cảnh, bởi nghịch cảnh lại là bước ngoặt để cuộc đời rẽ sang trang khác, tốt đẹp hơn. Ít nhất, đối với gia đình tôi điều này hoàn toàn đúng. Một biến cố không vui trong sự nghiệp của cha mẹ, lại là cánh cửa để con bước đến với nghề báo.

Mãn nhãn chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh Báo chí Cách mạng Việt Nam

Mãn nhãn chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh Báo chí Cách mạng Việt Nam
(PLVN) - Tối 20/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Thông qua ngôn ngữ nghệ thuật đương đại, các nghệ sĩ tham gia chương trình tái hiện những dấu ấn lịch sử một thế kỷ của Báo chí Cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ, xây dựng và phát triển Tổ quốc.

Cuốn sách định hướng quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa

Đại tá, PGS.TS Trần Nam Chuân - nguyên cán bộ Viện Chiến lược, Bộ Quốc phòng nhận định về ý nghĩa của dự án sách "Con đường tương lai". (ảnh BTC)
(PLVN) - Tập 1 của bộ sách “Con đường tương lai” làm rõ những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển bền vững và định hướng quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa; đưa ra những chiến lược và giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các thách thức mà Việt Nam đang đối mặt, đồng thời đề xuất những hướng đi mới cho tương lai. Sau khi ra mắt, tập sách này đã được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu và độc giả.