Tính đến thời điểm này, hàng ngàn vụ án liên quan đến ma tuý trên cả nước được đưa ra xét xử, nhưng vẫn chưa có đường dây nào phá được kỷ lục bán lẻ 18kg ma tuý của Cao Thị Lan. Kể từ ngày được tha tội tử hình, xuống án chung thân, Cao Thị Lan, người đàn bà được mệnh danh là chủ siêu thị "trắng" Thanh Nhàn mới có dịp trò chuyện nhiều hơn với hai cô con gái khi họ đến thăm nuôi. Quá khứ chẳng hay ho gì, tưởng đã được đào sâu chôn chặt, lại ùa về dâng đầy trong mắt người mẹ tội lỗi. Tính đến thời điểm này, hàng ngàn vụ án liên quan đến ma tuý trên cả nước được đưa ra xét xử, nhưng vẫn chưa có đường dây nào phá được kỷ lục bán lẻ 18kg ma tuý của Cao Thị Lan. Chính vì đứng đầu cả về lượng và thời gian mà người ta đã gọi vụ án này là "tập đoàn" ma tuý Thanh Nhàn, với công nghệ bán hàng theo mô hình đa cấp mà Lan và các cộng sự thực hiện tại địa điểm Công viên Thanh Nhàn từ năm 1987.Chợ ma túy
Cao Thị Lan và đồng bọn bị dẫn giải sau phiên xét xử |
Từ khi nơi đây mọc lên những túp lều "nhảy dù", việc mua bán ma túy cũng xuất hiện và ngày càng diễn ra công khai, nhiều khi được mệnh danh là chợ, công viên ma túy hay siêu thị "trắng", mỗi ngày thu hút hàng trăm con nghiện từ các nơi đổ về mua bán, tiêm chích. Qua những hình ảnh ghi được của Cục CSĐT tội phạm ma túy (Bộ Công an), tụ điểm này được cắt đặt nhiều vòng canh gác. Vòng ngoài gác từ cổng Bệnh viện Thanh Nhàn, được trang bị điện thoại di động, thấy có nghi vấn thì gọi điện thông báo cho vòng trong là những kẻ làm nhiệm vụ cảnh giới cho những tên trực tiếp bán ma túy, được gọi là nhóm trông "ô tô", thường là lái xe ôm đứng đón khách, chủ quán nước hay một thợ đánh móng chân, tay mà ít ai để ý. Khi thấy người lạ hoặc CA đến, chúng cất tiếng gọi: "Tí ơi" còn khi yên bình thì gọi: "Bình ơi" là những mật khẩu được chúng qui ước báo hiệu cho đồng bọn biết để bán hay cất giấu "hàng". Kẻ trực tiếp bán ma túy thường là những con nghiện nặng, có nhiều tiền án tiền sự hoặc dáng dấp bặm trợn, hung dữ. Những kẻ này được thuê bán hàng theo ngày, mỗi ngày bán được từ 100 đến 300 tép heroin sẽ được trả công từ 100.000 đến 250.000 đồng, cùng với bốn tép ma túy để sử dụng. Vừa có tiền lại được ma túy dùng luôn, rất nhiều con nghiện đã tới đây xin được bán ma túy song không phải con nghiện nào đến "xin việc" cũng đều được nhận. Bởi, có những kẻ được nhận bán "hàng" nhưng chỉ vài ngày sau đó lại phải đổi sang nhiệm vụ khác hoặc bị "nghỉ việc" vì mục đích của người điều hành là luôn muốn xuất hiện những bộ mặt "mới" để tránh sự nghi vấn của CA. Đám "nhân viên" này cũng chỉ biết nhận hàng, đứng bán, nhận tiền công ngay tại "chợ" còn những công đoạn khác như phân hàng, đóng gói, vận chuyển đều có người lo liệu. Chúng chưa bao giờ được phép bén mảng tới nhà bà "trùm" nên chỉ nghe nói người cho chúng quyền "sướng" là một phụ nữ trung niên nhưng sắc đẹp còn rất mặn mà.Chân dung "bà trùm" Đó là Cao Thị Lan, SN 1954 trú tại số nhà 104 tập thể Hồ Quỳnh. Chồng chết trong một vụ tai nạn giao thông, để lại ba đứa con thơ, không nghề nghiệp. Cuối năm 1999, Lan bắt đầu bước chân vào "làng" ma túy bằng việc mua sái thuốc phiện đem nấu thành nước, bán cho con nghiện tại nhà. Được một thời gian, thấy lời lãi chẳng bao nhiêu mà lại hay va chạm với những con nghiện có HIV nên Lan đã chuyển sang bán heroin. Ban đầu Lan mua lại ma túy của một số "đại lý" là Trần Thị Thúy, Lương Thị Kim Hưng, Nguyễn Thị Kim Loan, đều là người quen biết với Lan ở cùng xóm "bụi" Thanh Nhàn, mang về nhà cho chị em Bùi Thị Anh Thư, Bùi Thị Thu Hiền, cháu ruột của Lan đóng gói, sau đó đưa cho Lê Minh Phương mang ra bãi thuê con nghiện bán lẻ. Khi đã tạo thành guồng máy, có nguồn hàng cung cấp tận nơi, có kẻ cảnh giới, người đứng bán, Lan mở rộng bộ máy, biến ngôi nhà đang ở thành "xưởng" đóng gói, lúc nào cũng có tới cả chục "công nhân" làm việc theo ca với tiền công trả theo ngày từ 200.000 đến 400.000 đồng. Dưới sự tư vấn và hỗ trợ đắc lực của em trai là Cao Duy Long, Lan chia những người làm thuê thành nhóm, phân công trách nhiệm và ràng buộc từng người vào công việc được giao tùy theo mức độ thân quen. Theo đó, Lan sắp xếp cho con cháu trong họ hàng, người thân tín làm nhiệm vụ đóng gói tại nhà và ra bãi nhận tiền hàng; vận chuyển ma túy ra bãi là bạn bè thân quen, bạn hàng còn người đứng bán là con nghiện, được trả công 100.000 đồng và bốn tép ma túy mỗi ngày. Ngoài việc đóng gói, đưa hàng, nhận tiền, số tay chân thân tín còn kiêm thêm nhiệm vụ điều hành việc bán lẻ ma túy ngoài bãi như: tuyển người cảnh giới, thuê người bán hàng,… Những kẻ này được coi là đệ tử ruột, giúp việc đắc lực cho “bà trùm” điển hình như Vũ Thị Tuyết Mai, ngoài việc trực tiếp chia lẻ, đóng gói heroin tại nhà Lan, Mai còn đảm đương việc bán, nhận tiền mỗi khi có khách ruột đến lấy hàng. Ngoài ra Mai còn có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới cảnh giới, đưa hàng cho các con nghiện bán, thu tiền và được quyền dùng tiền thu được mua chuộc cán bộ dân phòng, lực lượng CA sở tại. Do tính chất công việc của những kẻ này khác nhau nên mức lương của chúng dao động từ 300.000 đồng đến 3 triệu đồng. Theo tài liệu của CQCA, từ khi khởi nghiệp đến lúc bị bắt, Lan đã móc nối với nhiều đường dây, mua bán hàng trăm bánh heroin, đem về chia lẻ để bán cho con nghiện. Lan phải chịu trách nhiệm hình sự về việc mua bán gần 18kg ma túy. Lợi nhuận khổng lồ là vậy mà đến khi bị bắt, Lan vẫn còn nợ rất nhiều tiền bởi bao nhiêu tiền kiếm được, ngoài việc cho các con tiêu dùng hoang phí, người đàn bà đang tuổi hồi xuân này lại ném tiền vào những cuộc tình với những kẻ kém tuổi... Không những thế, những con nghiện như Kiều Thị Bích Hạnh, có 11 tiền án, tiền sự; anh em Vũ Bắc Việt, Vũ Bắc Nam, vừa nghiện nặng vừa có nhiều án tích, được Lan trọng dụng với mục đích sử dụng những kẻ lệ thuộc vào ma túy này dằn mặt những "thượng đế" có ý định quỵt tiền và để mở rộng thị trường.(Còn nữa)
Theo Pháp luật xã hội