Chân dung 10 người giàu nhất thế giới năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
Ông chủ LVMH Bernard Arnault dẫn đầu danh sách của Forbes năm nay và là người duy nhất có tài sản trên 200 tỷ USD.

1. Bernard Arnault

Tài sản: 211 tỷ USD

Nguồn tài sản: LVMH

Quốc tịch: Pháp

Bernard Arnault năm nay vượt Elon Musk để trở thành người giàu nhất thế giới. Ông hiện là CEO kiêm Chủ tịch tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH. Hãng này hiện sở hữu 70 thương hiệu thời trang và mỹ phẩm, như Sephora, Tiffany & Co, Givenchy, Christian Dior, Dom Perignon and Moët Hennessy. (Ảnh: Reuters)

2. Elon Musk

Tài sản: 180 tỷ USD

Nguồn tài sản: Tesla, SpaceX

Quốc tịch: Mỹ

CEO Tesla năm nay tụt xuống thứ hai trong danh sách. Nguyên nhân là cổ phiếu hãng xe điện đã giảm 50% kể từ tháng 4/2022, sau khi Elon Musk thông báo muốn mua Twitter. Mã này còn chịu tác động từ việc nhóm cổ phiếu công nghệ bị bán tháo, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí nguyên liệu thô tăng và Trung Quốc liên tiếp phong tỏa chống dịch. (Ảnh: Bloomberg)

3. Jeff Bezos

Tài sản: 114 tỷ USD

Nguồn tài sản: Amazon

Quốc tịch: Mỹ

Bezos đồng sáng lập Amazon năm 1994 trong một garage ở Seattle và dần đưa công ty này trở thành gã khổng lồ thương mại điện tử. Cuối năm 2021, ông từ chức CEO Amazon và trở thành Chủ tịch điều hành, tương tự cách Bill Gates làm ở Microsoft. Cổ phiếu Amazon năm ngoái giảm 38%. (Ảnh: Bloomberg)

4. Larry Ellison

Tài sản: 107 tỷ USD

Nguồn tài sản: Oracle

Quốc tịch: Mỹ

Ellison là Chủ tịch, Giám đốc Công nghệ kiêm đồng sáng lập Oracle. Ông đang sở hữu khoảng 35,4% cổ phần tại đại gia phần mềm này. So với năm ngoái, khối tài sản của tỷ phú Mỹ tăng 34 tỷ USD lên 93 tỷ USD. (Ảnh: Bloomberg)

5. Warren Buffett

Tài sản: 106 tỷ USD

Nguồn tài sản: Berkshire Hathaway

Quốc tịch: Mỹ

Huyền thoại đầu tư người Mỹ là Chủ tịch kiêm CEO công ty Berkshire Hathaway. Vài năm gần đây, ông chuẩn bị cho kế hoạch rời vị trí lãnh đạo Berkshire để nghỉ hưu. Ông cũng cam kết sẽ làm từ thiện hơn 99% tài sản của mình. Đến nay, Buffett đã ủng hộ hơn 40 tỷ USD cho quỹ của Bill Gates và các tổ chức từ thiện cho trẻ em. (Ảnh: Bloomberg)

6. Bill Gates

Tài sản: 104 tỷ USD

Nguồn tài sản: Microsoft

Quốc tịch: Mỹ

Tài sản của Bill Gates chủ yếu đến từ cổ phiếu Microsoft. Năm nay, ông sở hữu 104 tỷ USD, giảm hơn 20 tỷ USD so với năm ngoái. Sau khi rời Microsoft, Gates tập trung làm từ thiện thông qua quỹ Bill & Melinda Gates. Ông cũng đầu tư vào hàng chục công ty khác. (Ảnh: Bloomberg)

7. Michael Bloomberg

Tài sản: 94,5 tỷ USD

Nguồn tài sản: Bloomberg LP

Quốc tịch: Mỹ

Michael Bloomberg đồng sáng lập công ty truyền thông và dịch vụ tài chính Bloomberg năm 1981. Ông hiện sở hữu 88% công ty này. Năm ngoái, Bloomberg ước tính đạt doanh thu 12 tỷ USD. (Ảnh: Bloomberg)

8. Carlos Slim Helu

Tài sản: 93 tỷ USD

Nguồn tài sản: Viễn thông

Quốc tịch: Mexico

Carlos Slim Helu kiểm soát América Móvil – hãng viễn thông di động lớn nhất Mỹ Latin. Ông cũng sở hữu cổ phần trong các công ty xây dựng, tiêu dùng, khai mỏ và bất động sản Mexico. Ông từng sở hữu 17% New York Times, nhưng đã bán sau đó. (Ảnh: Reuters)

9. Mukesh Ambani

Tài sản: 83,4 tỷ USD

Nguồn tài sản: Đa ngành

Quốc tịch: Ấn Độ

Ambani là Chủ tịch tập đoàn đa ngành Reliance Industries, kinh doanh từ dầu khí, viễn thông đến bán lẻ tại Ấn Độ. Đế chế này đạt doanh thu 104 tỷ USD năm ngoái. Vài năm gần đây, tỷ phú liên tục thăng hạng trong danh sách người giàu thế giới. (Ảnh: Bloomberg)

10. Steve Ballmer

Tài sản: 80,7 tỷ USD

Nguồn tài sản: Microsoft

Quốc tịch: Mỹ

Steve Ballmer là cựu CEO Microsoft, dẫn dắt công ty này giai đoạn 2000 – 2004, Microsoft qua thời kỳ bong bóng dotcom. Ông gia nhập Microsoft năm 1980 và là nhân viên thứ 30 của công ty này. (Ảnh: Bloomberg)

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.