Chấn chỉnh kỷ luật chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng, chống gian lận thương mại (ảnh minh họa)
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng, chống gian lận thương mại (ảnh minh họa)
(PLO) - Tại Chỉ thị về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, nghiêm cấm thực hiện các khoản chi ngoài dự toán, các khoản chi trái quy định của pháp luật, sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng đối với những việc, nội dung sai chế độ quy định.

Chỉ thị nêu rõ, thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, các cấp, các ngành đã có cố gắng trong công tác quản lý ngân sách nhà nước và đạt được những kết quả quan trọng; kỷ luật, kỷ cương ngân sách được tăng cường; nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách đã được phát hiện và xử lý kịp thời; các cơ chế, chính sách về quản lý thu, chi ngân sách được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách nói chung và hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước nói riêng.

Tuy nhiên, kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và kiểm tra, kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước cho thấy tình hình vi phạm chế độ, chính sách quản lý thu, chi ngân sách còn xảy ra ở một số bộ, ngành, địa phương, đơn vị; tình trạng đầu tư còn dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao, nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn; lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công, trong tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hội, đi công tác nước ngoài,… vẫn xảy ra, ảnh hưởng đến kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước và hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính - ngân sách nhà nước.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và cấp dưới trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương: Tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định; khẩn trương xử lý theo chế độ quy định các khoản tạm thu, tạm giữ, các khoản thuế đã kê khai nhưng chậm nộp và các khoản thuế ẩn lậu được các cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị thu vào ngân sách nhà nước.

Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra sau thông quan, tập trung vào những doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm có độ rủi ro cao, nâng tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra thuế; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, gian lận thuế, trốn thuế, chuyển giá; đẩy mạnh công tác phòng, chống gian lận thương mại, chống thất thu và kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách nhà nước, nhất là các khoản thu theo hình thức khoán; kiểm soát chặt chẽ giá tính thuế hải quan.

Quản lý chi trong phạm vi dự toán được giao, triệt để tiết kiệm

Chỉ thị nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương: Thực hiện phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước đúng thời hạn, nội dung, đối tượng, lĩnh vực theo quy định; đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ/dự án quan trọng, cấp bách và chủ động bố trí kinh phí để hoàn trả kinh phí đã ứng trước, xử lý nợ đọng theo quy định.

Điều hành, quản lý chi trong phạm vi dự toán được giao, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; triệt để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định, hạn chế việc ứng trước dự toán ngân sách nhà nước, giảm số chi chuyển nguồn sang năm sau. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục triệt để, không để xảy ra tình trạng nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản. Nghiêm cấm thực hiện các khoản chi ngoài dự toán, các khoản chi trái quy định của pháp luật, sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng đối với những việc, nội dung sai chế độ quy định.

Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương kiểm soát chặt chẽ các khoản vay; hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước.

Các địa phương thực hiện huy động để bù đắp bội chi ngân sách địa phương trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; bố trí chi trả nợ lãi trong chi cân đối ngân sách địa phương; chi trả nợ gốc ngoài chi cân đối ngân sách địa phương được bố trí từ nguồn vay, bội thu ngân sách cấp tỉnh, kết dư ngân sách cấp tỉnh và nguồn tăng thu, tiết kiệm chi theo quy định.

Cùng với đó tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh việc xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng để tạo nguồn tài chính bổ sung ngân sách nhà nước phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển và các nhu cầu khác theo quy định; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí thất thoát tài sản công.

Xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm

Theo Chỉ thị, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công; chậm thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán đối với các vi phạm xảy ra trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm được giao quản lý. Việc báo cáo kết quả xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg. Định kỳ cuối năm, tổng hợp kết quả xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân, gửi Bộ Nội vụ để theo dõi, tổng hợp việc thực hiện xử lý kỷ luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không chấp hành chế độ báo cáo kết quả xử lý các kết luận của cơ quan thanh tra, kiến nghị của cơ quan kiểm toán quy định tại Chỉ thị này hoặc tiến độ xử lý các sai phạm chậm, Bộ Tài chính tạm dừng cấp kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng

Các chương trình khuyến mại tập trung, hội chợ sẽ làm giảm hiện tượng tăng giá theo lương, từ đó sẽ ít tác động đến Chỉ số CPI nửa cuối năm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ số giá tiêu dùng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024 tăng khá cao; trong khi mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở sẽ tăng từ 01/7/2024… Những yếu tố này sẽ tác động như thế nào tới mục tiêu kiểm soát lạm phát?

Mục tiêu 54 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ hoàn thành

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản đã đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023., nhờ đó thặng dư thương mại toàn ngành đạt  trên 8 tỷ USD, tăng hơn 62%.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến quả quyết mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay chắc chắn đạt được..

GDP quý II/2024 tăng gần 7%

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng TCKT thông tin tại cuộc Họp báo (ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) -Với mức tăng 6,93%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024được đánh giá có sự tăng trưởng tích cực. Mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020-2024.

“Lỗ hổng” trong quản lý tiền công đức

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023. Một số nội dung trong báo cáo cho thấy còn có những “lỗ hổng” trong lĩnh vực này, dẫn đến tình trạng "chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, để thất thoát, trộm cắp".

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí, ngân sách giảm thu khoảng 700 tỷ đồng.

Giảm 50% đối với: Phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy
(PLVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số: 43/2024/TT-BTC ngày 26/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự kiến với việc giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí, ngân sách giảm thu khoảng 700 tỷ đồng.Thông tư quy định: Kể từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau:

Ông Phạm Đức Sơn giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư

Ông Phạm Đức Sơn giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư
Với các quyết định bổ nhiệm vừa được công bố, từ 1/7/2024, Ban biên tập Tạp chí Nhà đầu tư đã chuyển giao thế hệ lãnh đạo, với 4 thành viên, gồm Tổng biên tập Phạm Đức Sơn, 2 Phó Tổng biên tập Nguyễn Phong Cầm, Võ Tá Quỳnh, và Ủy viên Ban biên tập Nguyễn Thái Sơn.

Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công thương

Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công thương
(PLVN) -  Sáng 28/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. Trước đó, Bộ trưởng Công Thương cũng trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng cho ông Nguyễn Hoàng Long...

Nỗ lực 'hạ nhiệt' giá vé máy bay

Vé máy bay cao do nhiều nguyên nhân. (Ảnh: VNA)
(PLVN) - Giá vé máy bay nội địa được đánh giá là cao trong thời gian gần đây, ảnh hưởng đến việc đi lại của khách hàng, ngành Du lịch cũng chịu thiệt. Các hãng bay và cơ quan quản lý đang nỗ lực để kìm hãm giá vé máy bay.

Vietnam Airlines phát triển bền vững nhờ chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng

VNA kỳ vọng hoạt động "Tô cam bầu trời" sẽ góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, chung sức hành động chấm dứt bạo lực với phụ nữ, trẻ em .
(PLVN) - Trong thời đại công nghệ PR phát triển, có những hoạt động của doanh nghiệp như lớp phấn son tô điểm cho nhan sắc một tên tuổi, nhưng cũ ng có những doanh nghiệp liên tục có các sự kiện như những lớp trầm tích làm tăng chất lượng cho thương hiệu vốn đã "vàng 10". “Tô cam” chuyến bay là một sự kiện như thế của Vietnam Airlines (VNA).

Tỷ phú Mai Vũ Minh bàn luận về nền kinh tế thế giới

Tỷ phú Mai Vũ Minh trong buổi làm việc với Ngài Milorad Dodik, Tổng thống Bosnia - Herzegovina.
(PLVN) - Những bàn luận của tỷ phú Mai Vũ Minh về kinh tế thế giới phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của ông về các xu hướng kinh tế toàn cầu, cam kết của ông đối với tăng trưởng bền vững và bao gồm, cùng với khả năng lãnh đạo tầm nhìn của ông trong thế giới kinh doanh...

Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ ngày 1/7/2025

Số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1/7/2025. (Ảnh: TCT).
(PLVN) - Tổng cục Thuế khuyến cáo, trường hợp cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam chưa được cấp số định danh cá nhân (ĐDCN) cần liên hệ với cơ quan Công an để cấp số ĐDCN trước khi sử dụng số ĐDCN thay cho mã số thuế (MST), dự kiến từ ngày 1/7/2025.

Chiến dịch hút 'đại bàng' công nghệ bán dẫn

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư chứng kiến Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Công ty ARM và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. (Ảnh: MPI).
(PLVN) - Việt Nam có nhiều lợi thế để tham gia vào chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu, đặc biệt là nguồn nhân lực dồi dào và việc chủ động triển khai chiến dịch “thu hút” đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.

Ngành Hải quan tập trung xử lý nợ thuế

Công chức Hải quan rà soát nợ thuế. (Ảnh T.H)
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, TP tập trung rà soát các hồ sơ quản lý nợ nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ thuế đạt chỉ tiêu giao.