Chậm trễ chỉnh lý, trưng bày hiện vật, Sở VH-TTDL Quảng Ngãi bị phê bình

Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh tại phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh tại phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn phê bình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TTDL) tỉnh này chậm trễ trong việc thực hiện nhiệm vụ chỉnh lý, trưng bày hiện vật tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh sau khi hoàn thành chỉnh lý hiện vật khảo cổ khai quật tại mặt bằng xây dựng hồ chứa nước Nước Trong.

Ngày 6/8, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị vừa ban hành kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn tại buổi làm việc với sở VH-TTDL để nghe và cho ý kiến chỉ đạo về kết quả triển khai các kết luận, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch.

Theo đó, UBND tỉnh ghi nhận sự cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức,viên chức ngành VH-TTDL trong thực hiện công tác, nhiệm vụ được giao trong năm 2023 như tham mưu tổ chức thành công Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh; đàm phán thành công về quyền sử dụng, trưng bày các bức ảnh ghi lại vụ thảm sát Sơn Mỹ; đăng cai tổ chức 3 giải thể thao cấp quốc gia, 2 giải khu vực; tổ chức Giải Marthon tỉnh Quảng Ngãi năm 2023, Cup BSR... Đặc biệt, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có bước phục hồi và phát triển (số lượng khách du lịch 6 tháng đầu năm 2023 đạt 616.000 lượt người, tăng 92% so với cùng kỳ, đạt 85% so với kế hoạch năm 2023; doanh thu lĩnh vực du lịch đạt 485 tỷ đồng, tăng 103% so với cùng kỳ năm trước).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành VH-TTDL vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại, chậm trễ trong thực hiện một số nhiệm vụ được UBND tỉnh giao từ các năm 2021, 2022 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành như: Quy định về phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; Đề án thành lập Ban Quản lý di tích tỉnh; …

Đáng chú ý, đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn phê bình Sở VH-TTDL tỉnh chậm trễ trong việc thực hiện nhiệm vụ chỉnh lý, trưng bày hiện vật tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh sau khi hoàn thành chỉnh lý hiện vật khảo cổ khai quật tại mặt bằng xây dựng hồ chứa nước Nước Trong.

Ông Tuấn yêu cầu Giám đốc Sở VH-TTDL chỉ đạo, đôn đốc hoàn thành nhiệm vụ này trong năm 2023. Đồng thời, giao Sở VH-TTDL khẩn trương rà soát, nghiên cứu các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền cho chủ trương lập hồ sơ di sản văn hóa trình UNESCO đối với di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh; tham mưu UBND tỉnh xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương thực hiện lập hồ sơ trước ngày 31/12/2023.

Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn phê bình Sở VH-TTDL tỉnh chậm trễ trong việc thực hiện nhiệm vụ chỉnh lý, trưng bày hiện vật tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh sau khi hoàn thành chỉnh lý hiện vật khảo cổ khai quật tại mặt bằng xây dựng hồ chứa nước Nước Trong. Tăng cường, tập trung quảng bá phát huy giá trị lịch sử Văn hóa Sa Huỳnh, kết hợp phát triển du lịch các thắng cảnh: đầm An Khê, đồng muối Sa Huỳnh, làng Gò Cỏ và các sinh hoạt văn hóa vật thể và phi vật thể xung quanh.

Tích cực hỗ trợ, phối hợp hướng dẫn các dự án khởi nghiệp hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, kết nối thành các sản phẩm du lịch nhằm phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa huỳnh, sản phẩm du lịch cộng đồng tại đầm An Khê, khu vực di chỉ văn hóa Sa Huỳnh.

Theo các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam, Quảng Ngãi là “cái nôi” của Văn hóa Sa Huỳnh với hàng loạt di tích tiền Sa Huỳnh và Sa Huỳnh đã được nghiên cứu. Với những giá trị lịch sử đặc biệt của Văn hóa Sa Huỳnh, ngày 29/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.